Bầu cử 2020 phải kết thúc vào 3 tháng 11 – Trump chỉ trích kéo dài hạn chót phiếu khiếm diện

(Fox News) – Tổng thống Donald Trump vào thứ Sáu chỉ trích những quyết định của một số toà án cho phép phiếu khiếm diện vẫn được kiểm cho dù nhận chúng được giao sau ngày tổng tuyển cử 3 tháng 11, gọi những phán quyết này “điên rồ và tồi tệ cho quốc gia.”

Những quyết định không cho phép bỏ phiếu sau ngày 3 tháng 11. Phiếu bầu phải được gởi ra vào ngày hôm đó. Nhưng một số tòa án hoặc ngành hành pháp tiểu bang đang thay đổi luật để cho phép phiếu có con dấu bưu điện vào ngày bầu cử hoặc gởi trước đó nhưng đến trễ sau ngày 3 tháng 11 vẫn được kiểm.

“Quyết định này ĐIÊN RỒ và quá tồi tệ cho quốc gia,” Tổng thống đăng trên Twitter. “Quý vị có thể tưởng tượng chuyện gì xảy ra trong suốt 9 ngày đó. Bầu cử phải KẾT THÚC vào ngày 3 tháng 11.”

North Carolina là một trong những tiểu bang cho phép gia hạn hạn chót nhận phiếu. Sau khi uỷ ban bầu cử của tiểu bang kéo dài hạn chót nhận phiếu bầu, các nhà lập pháp tiểu bang tố cáo uỷ ban đang chiếm đoạt quyền lực của họ. Tối cao Pháp viện trong tuần này đã cho phép hạn chót được gia hạn thêm 9 ngày sau ngày bầu cử, và đây là trường hợp được ông Trump nhắc đến trên Twitter.

Hết sức thông thường khi các tiểu bang chấp nhận phiếu bầu có dấu bưu điện vào ngày Bầu cử nhưng được giao sau đó. Nhưng tại các tiểu bang chiến địa, những phiếu như vậy không được chấp nhận, tuy nhiên các ngành trong chính quyền, bên cạnh lập pháp, đang thay đổi quy định.

Tối cao Pháp viện trước mắt tạm thời cho phép hạn chót nhận được phiếu bằng thư 3 ngày sau ngày bầu cử ở Pennsylvania vốn được toà án tối cao của tiểu bang đồng tình trước đó. Thẩm phán Samuel Alito, cùng Thẩm phán Clarence Thomas và Neil Gorsuch tỏ ra nghi ngờ về về tính hợp hiến của phán quyết từ tòa tối cao Pennsylvania, và để ngỏ khả năng Tối cao Pháp viện sẽ có phán quyết cuối cùng về vấn đề này sau bầu cử. “Có nhiều khả năng quyết định của Tối cao Pháp viện tiểu bang đã vi phạm Hiến pháp liên bang,” Alito nói, “Nhưng, không có thời gian vào thời điểm muộn màng này để quyết định câu hỏi trước bầu cử.”

Trong khi đó, tại Wisconsin, Tối cao Pháp viện phản đối nỗ lực gia hạn hạn chót nhận được phiếu bầu của tiểu bang sau khi toà liên bang địa phương cho phép kiểm những lá phiếu bằng thư được giao trong vòng 6 ngày sau ngày tổng tuyển cử, nhưng tòa Phúc thẩm liên bang đã ngăn chặn án lệnh này. Tối cao Pháp viện vào thứ Hai ra phán quyết với tỉ lệ 5-3, đồng tình với toà Phúc thẩm.

Trong trường hợp này, lá phiếu của chánh thẩm Roberts rất quan trọng, và ông đứng về phía 4 thẩm phán bảo thủ khác. Ông giải thích, toà liên bang đã “can thiệp mạnh vào mùa bầu cử,” và can thiệp vào thủ tục lập pháp tiểu bang, trong đó không cho phép gia hạn hạn chót phiếu khiếm diện.

Toà tối cao cũng nói rõ, các toà liên bang không nên can thiệp thay đổi quy định bầu cử của tiểu bang quá cận ngày bầu cử.

Thẩm phán Amy Coney Barrett không tham gia vào bất cứ quyết định nào trong số này vì bà không có đủ thời gian xem xét hồ sơ.

Các tiểu bang chuyển sang dựa nhiều hơn vào phiếu khiếm diện và phiếu bằng thư trong mùa bầu cử này trước tình hình virus corona đang hoành hành, nhằm mục đích cho phép nhiều càng nhiều cử tri bỏ phiếu bằng cách này càng tốt để tránh đông đúc tại những điểm bầu cử vào ngày 3 tháng 11.

Vào sáng sớm thứ Sáu, đã có hơn 82 triệu cử tri bỏ phiếu, theo dữ số liệu từ United States Elections Project. Con số này vượt khá xa 50 triệu cử tri bỏ phiếu sớm vào năm 2016.

Tuy nhiên, nhiều người Cộng hòa đang tỏ ra quan ngại về thủ tục kiểm phiếu khiếm diện hay phiếu bằng thư tốn thời gian. Họ cho rằng, những lá phiếu này dễ bị gian lận, điều mà giới chuyên viên bầu cử và Dân chủ tranh chấp. Họ cũng cho rằng, kiểm phiếu chậm trễ có thể làm thiệt hại quốc gia, và có thể đặt ra một câu hỏi trong nhiều ngày là ai sẽ là tổng thống kế nhiệm .

Cũng có những tường trình về những lá phiếu không chính xác được gởi ra, hoặc phiếu được gởi cho những người quá cố, hoặc những người đã chuyển địa chỉ.

Giới chuyên viên tỏ ra quan ngại nhất về việc các tiểu bang mở rộng hệ thống phiếu khiếm diện hoặc phiếu bằng thư như thế nào để có thể thực hiện được những quyết định của họ, đặt biệt là đối với thủ tục xác minh chữ ký trên phiếu khiếm diện khi họ kiểm phiếu.

“Tôi nghĩ có một số câu hỏi về các tiểu bang lần đầu tiên thực hiện việc này, liệu họ sẽ thực hiện các thủ tục hay không,” Darrell West – Phó Chủ tịch, Giám đốc Nghiên cứu Quản trị chính phủ tại Brookings Institution – cho Fox News hay trong một buổi phỏng vấn trước đây. “Tôi nghĩ một trong những vấn đề năm nay sẽ là xác minh chữ ký … Tôi nghĩ đây là điều mà người ta nên tập trung, vì đó là nơi sẽ xảy ra kiện tụng và tranh cãi.”

Pennsylvania, ít nhất là trước mắt, có thể hoàn toàn tránh được vấn đề này. Tối cao Pháp viện tiểu bang phán quyết, những lá phiếu bằng thư sẽ không bị phản đối nếu thiếu chữ ký khớp, theo Politico. Những khu vực tài phán khác như Washington D.C, bị chỉ trích vì đã gởi phiếu khiếm diện cho những cử tri đã chuyển chỗ ở hoặc đã chết, và nhà chức trách cho hay, họ sẽ dựa vào khớp chữ ký để bảo đảm phiếu bầu được gởi đúng cử tri.

Bất chấp những quan ngại về việc mất bao lâu thời gian kiểm phiếu, và trên thực tế, không có quy định hay luật lệ nào đòi hỏi các tiểu bang phải kiểm toàn bộ phiếu vào đêm bầu cử, ông Trump kêu gọi quyết định nhanh chóng về kết quả tranh cử.

“Những vấn đề và mâu thuẫn lớn với Phiếu bằng Thư xảy ra khắp nơi ở Mỹ. Phải có tổng số cuối cùng vào ngày 3 tháng 11,” ông Trump đăng trên Twitter trong tuần này.

Hiện chưa rõ khi nào các cơ quan truyền thông có thể tuyên bố kết quả bầu cử. Nhưng các bên hàng tuần qua hoặc thậm chí hàng tháng đã chuẩn bị tinh thần cho những thách thức pháp lý bằng cách thuê mướn đội ngũ luật sư phân tích phiếu hoặc tranh chấp tại tòa.

Hương Giang (Theo Fox News)




Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Có gì mới lạ khi đến thăm Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột 2024, Tiếng Gọi Của Gió

24/04/2024

Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

Leave a Reply