Bằng chứng đáng nghi về phi công máy bay Malaysia Airlines mất tích

Những lời cuối từ chuyến bay mất tích của Malaysia Airlines đã cất lên sau khi các thiết bị liên lạc đã tắt và phi công vẫn tỏ ra bình tĩnh, báo Daily Mail đưa tin.

Tiết lộ trên được công bố khi những hình ảnh cuối về phi công xuất hiện, trong đó, người này đi qua cửa an ninh lần cuối trước khi lên máy bay.

[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Malaysia Airlines MH370″ resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” ]

CCTV ghi lại cảnh cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, phi công chuyến bay MH370, bông đùa trong khi bước qua cửa an ninh tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Sau đó, Shah nhập hội với phi công phụ Fariq Hamid trước khi cả hai bước lên máy bay.

Những câu nói cuối cùng phát đi từ chiếc máy bay cho thấy, không có gì bất ổn dù một trong những hệ thống liên lạc của máy bay đã bị tắt, làm tăng thêm nghi ngờ rằng ai đó biết điều khiển máy bay có dính líu tới sự biến mất của nó.

Giới chức Malaysia hôm 16/3 cũng cho biết, có khả năng máy bay đã hạ cánh và phát đi một tín hiệu vệ tinh từ trên mặt đất.

Shah, ông bố của 3 đứa con, được cho là ủng hộ viên “cuồng tín” của lãnh đạo đối lập nước này Anwar Ibrahim, người bị bắt giam vì đồng tính luyến ái, chỉ vài giờ trước khi máy bay biến mất.

Ngoài ra, cũng có tin, vợ và 3 con của phi công trên đã rời khỏi nhà một ngày trước khi máy bay biến mất.

Thông tin trên được công bố khi các nhà điều tra của FBI cho hay, sự biến mất của máy bay Boeing 777 có thể là hành động không tặc và hiện hàng trăm hành khách đang bị giam tại một điểm bí mật nào cũng là một khả năng.

Nếu máy bay vẫn nguyên vẹn và đủ điện dự trữ, nó vẫn có thể gửi tới radar tiếng ping.

Sau khi mất tích khoảng nửa giờ, ai đó trên máy bay đã nói với kiểm soát viên không lưu lần cuối. “Ổn rồi. Chúc ngủ ngon”.

Khoảng 14 phút sau hệ thống nhận và phát tín hiệu lại bị tắt và ngay sau đó, máy bay đột ngột chuyển hướng.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm 16/3 cũng xác nhận tại một cuộc họp báo rằng câu nói cuối cùng phát đi từ máy bay mất tích được thực hiện sau khi hệ thống ACARS đã bị tắt. Người lên tiếng không đề cập gì tới bất cứ bất ổn gì trên máy bay, dường như để đánh lạc hướng bộ phận kiểm soát dưới mặt đất.

Hoài Linh

[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Chuyến Bay Kinh Hoàng phu de + Chuyến bay định mệnh ” resultsPerPage=”1″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” ] Một tuần sau khi xuất hiện nhiều manh mối sai, bước ngoặt, phỏng đoán và cả những thông tin trái chiều gây phẫn nộ, thật khó có thể tin rằng vẫn còn bất ngờ trong cuộc săn lùng chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Nhưng khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak lần đầu tiên xuất hiện trước báo giới vào chiều ngày 16/3, dù muộn gần 45 phút so với lịch, những lời nói của ông đã khiến người ta tiếp tục sửng sốt.

Theo lời ông, các nhà điều tra không chỉ tin rằng chiếc máy bay đã cố tình đổi hướng sau khi hệ thống liên lạc của nó bị tắt. Họ còn tin nó đã liên tục gửi tín hiệu tới vệ tinh từ một vị trí ở trên không hoặc trên mặt đất, kéo dài cho tới 8 giờ 11 sáng ngày 8/3, tức hơn 6 tiếng rưỡi sau khi nó mất liên lạc với các nhân viên đài không lưu và 45 phút sau khi máy bay được tuyên bố mất tích trong thông báo do hãng hàng không Malaysia Airlines đưa ra.

Tín hiệu cuối cùng được phát đi từ 1 trong 2 hành lang hàng không kéo dài, chạy qua Kazakhstan tới phía Bắc hoặc Nam Ấn Độ dương. Tới thời điểm đó, nếu còn ở trên không, máy bay đã gần như cạn sạch nhiên liệu. Khu vực tìm kiếm ban đầu ở biển Đông đã không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên giờ đây người ta sẽ phải tìm trên một khu vực rộng lớn hơn nhiều.

Nằm trong bí ẩn trung tâm của sự kiện, về việc chuyến bay MH370 đã kết thúc ra sao và như thế nào, còn có 2 câu hỏi khác. Làm sao một chiếc máy bay chở khách với chiều dài 74 mét và sải cánh 61 mét, lại có thể mất tích trong 6 giờ trước khi có ai đó phát đi tín hiệu báo động? Làm sao để nó có thể đi qua nhiều không phận của nhiều nước trong một khu vực rất nhạy cảm về an ninh mà chẳng ai thấy gì bất thường?

Mỗi ngày điều tra trôi qua lại có thêm những nghi ngờ, giả thuyết mới, với rất nhiều trong số đó được giải mã sau chưa đầy 24 giờ đồng hồ. “Chúng ta đang đi trên tàu lượn và cảm thấy bất lực, bơ vơ” – một người phụ nữ chờ tin thân nhân nói với hãng tin AP.

Nếu đây không phải bi kịch liên quan tới 239 hành khách và phi hành đoàn đang mất tích, hẳn sự kiện sẽ giống như trong một bộ phim gay cấn của Hollywood.

“Một cuộc điều tra bình thường sẽ thu hẹp dần quy mô theo thời gian, bởi các thông tin mới sẽ khiến hoạt động tìm kiếm có trọng tâm hơn” – Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Hishammuddin Hussein nói hôm thứ Sáu – “Nhưng đây không phải một cuộc điều tra bình thường”.

Chuyến bay MH370 cất cánh lúc 0h41 ngày 8/3 từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Số phận của 227 hành khách được đặt trong tay các phi công lão luyện: Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã phục vụ Malaysia Airlines trong 23 năm trời. Cơ phó của ông là Fariq Abdul Hamid có 7 năm làm việc cho hãng. Khoảng 40 phút sau, máy bay thực hiện liên lạc lần cuối với đài không lưu Malaysia, bởi sau đó hoạt động kiểm soát máy bay sẽ được chuyển cho đài không lưu Việt Nam. “Được rồi, chúc ngủ ngon” – là câu trả lời của phi công. Hiện chưa rõ phi công nào đã trả lời.

Nhà chức trách Việt Nam nói rằng chiếc máy bay chưa từng đi vào không phận Việt Nam. Không rõ chuyện gì đã diễn ra. Chỉ biết tới 7 giờ 24, tức gần 1 giờ sau khi máy bay lẽ ra đã phải tới đích như kế hoạch vào 6 giờ 30, hãng hàng không mới thông báo nó bị mất tích.

Việt Nam đã nỗ lực hết sức huy động phương tiện tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam đã nỗ lực hết sức huy động phương tiện tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. (Ảnh: TTXVN)

Những giờ đầu tiên của cuộc tìm kiếm rất hỗn loạn và thường là thế. Có một tin đồn kéo dài rằng chiếc máy bay đã hạ cánh ở phía Nam Trung Quốc. Các tình huống xung quanh vụ mất tích vô cùng bất thường: thời tiết tốt, máy bay không báo nguy về mặt đất, các phi công giàu kinh nghiệm và máy bay Boeing 777 cùng hãng Malaysia Airlines đều có thành tích tốt.

Do bối cảnh như thế, giả thuyết máy bay cố tình bị đẩy vào tình trạng mất tích đã nhanh chóng xuất hiện. Một số nói rằng có thể phi công tìm cách tự sát, chuyện từng xảy ra trong ít nhất 2 vụ tai nạn hàng không, và 1 trong 2 phi công MH370 đã cắm đầu máy bay xuống biển Đông. Nhưng việc dữ liệu từ máy bay chuyển về đột ngột ngừng lại cho thấy có khả năng nó bị nổ hoặc hư hỏng hoàn toàn khi đang bay. Các chuyên gia khi đó dự báo chiếc máy bay hoặc xác nó có thể được tìm thấy chỉ trong vòng 1 ngày hoặc hơn 1 chút.

Rồi khi nhà chức trách bắt đầu phát tin cho gia đình các hành khách, người ta mới biết rằng 2 người có tên trong danh sách đã không lên máy bay. Hộ chiếu của họ bị đánh cắp cách đây hơn 1 năm và được những người khác sử dụng. Phỏng đoán máy bay bị đánh cướp tăng cao và chỉ bị hủy bỏ khi Interpol tuyên bố hôm thứ Ba tuần này rằng 2 người dùng hộ chiếu giả tới từ Iran có thể chỉ đang cố nhập cư trái phép tới châu Âu.

Cùng ngày, cơ quan điều tra Malaysia nói rằng cảnh sát đang xem xét vài khả năng máy bay mất tích, gồm bị đánh cướp, phá hoại hoặc thành viên phi hành đoàn và hành khách có vấn đề cá nhân/tâm lý. Tuy nhiên cơ quan điều tra nhấn mạnh rằng họ vẫn kiểm tra mọi khả năng tai nạn và Malaysia Airlines cho biết máy bay có thể đã quay trở lại Kuala Lumpur, làm nhiều người phỏng đoán máy bay gặp lỗi kỹ thuật khiến phi công quay đầu về điểm xuất phát.

Nhiều thông tin do nhà chức trách Malaysia đưa ra thậm chí còn mâu thuẫn nhau, khiến người ta không khỏi phẫn nộ. Ví dụ hôm thứ Ba, giám đốc cảnh sát Malaysia cho biết có 5 người đã đặt mua vé nhưng không lên chuyến bay mất tích. Ngày tiếp theo Bộ trưởng Giao thông vận tải đã bác bỏ tin này. Các quan chức cũng không trả lời các câu hỏi quan trọng, cho rằng chúng “quá nhạy cảm” hoặc trong vài tình huống đã trả lời sai vì hiểu lầm.

“Đã có nhiều thông tin sai và hoạt động chỉnh sửa do nhà chức trách Malaysia thực hiện về vị trí của MH370” – Peter Goelz, cựu giám đốc quản lý Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) nói với kênh truyền hình CNN, đánh giá đây là hoạt động quản lý thảm họa tồi nhất ông từng thấy – “Có thể các quan chức Malaysia không phải những người giỏi giao tiếp, hoặc tệ hơn, họ bất lực”.

Hishammuddin đã bác bỏ những chỉ trích như thế: “Chuyện chỉ rối rắm nếu anh nhìn nhận nó là rối rắm”. Tuy nhiên theo Guardian, vụ việc đã cho thấy sự không hiệu quả trong hệ thống của Malaysia. Ngoài ra nó còn thể hiện sự không tin tưởng lẫn nhau giữa 14 nước tham gia hoạt động tìm kiếm. Malaysia dường như phải miễn cưỡng tiết lộ dữ liệu rađa cho các quốc gia hàng xóm, vốn đã hết sức bực bội trước việc nước này không nêu rõ đường bay của máy bay.

Người ta hiện còn nghi ngờ Malaysia đã biết từ lâu rằng chiếc máy bay đi về phía Tây, trước khi họ thông báo điều này. Thông báo ban đầu do Malaysia Airlines đưa ra liên tục nói rằng liên lạc cuối với chiếc máy bay được thực hiện lúc 2 giờ 40 sáng, thực tế là rất lâu sau khi thiết bị truyền phát tín hiệu trên máy bay bị tắt (và khiến máy bay không thể liên lạc được), nhưng lại trùng khớp với thông tin về việc máy bay bị ra đa quân sự phát hiện, được công bố một thời gian sau đó.

Ngoài ra có thể thấy dù Malaysia phụ trách hoạt động điều tra, khả năng vượt trội của Mỹ trong các lĩnh vực như công nghệ vệ tinh, đang cung cấp những thông tin quan trọng giúp việc điều tra tiến lên. Các nhân viên từ Cơ quan Hàng không liên bang (FAA) và NTSB, vốn chịu trách nhiệm điều tra mọi vụ tai nạn hàng không trong nội địa Mỹ, đã vào cuộc cùng các chuyên gia máy bay thương mại từ hãng Boeing và Anh.

Thông tin do phía Mỹ rò ra có thể đã khiến Malaysia buộc phải minh bạch hơn. Wall Street Journal là tờ báo đầu tiên dẫn nguồn Mỹ, nêu khả năng máy bay đã hoạt động trong nhiều giờ sau khi mất tích.

Nhưng do hoạt động đảo hướng máy bay được cho là cố tình, việc tìm hiểu bí ẩn quanh chuyến bay MH370 giờ sẽ phải dựa vào manh mối con người bên cạnh yếu tố kỹ thuật: ai chịu trách nhiệm đảo hướng máy bay và họ muốn gì?

Việc máy bay bị đảo hướng bởi thành viên phi hành đoàn hay một hành khách là điều chưa được làm rõ. Nhưng nếu cơ trưởng hoặc cơ phó đang điều khiển máy bay, có khả năng họ đã bị ép phải đảo hướng.

Các chuyên gia cho biết việc tắt hệ thống liên lạc sẽ cần tới kiến thức chuyên môn, không chỉ của máy bay chở khách thương mại nói chung mà còn của riêng mẫu Boeing 777. Một câu hỏi quan trọng nữa là có phải hệ thống truyền phát tín hiệu đã bị ngắt trước hoặc sau khi đài không lưu liên lạc với các phi công. Câu nói “chúc ngủ ngon” khá điềm tĩnh vang lên từ khoang lái khiến người ta nghi ngờ rằng có thể tại thời điểm này, hệ thống đã bị ngắt.

Khi không thấy dấu vết của MH370, phía đài không lưu Việt Nam đã nhờ một phi công khác bay trong khu vực tìm cách bắt liên lạc. Viên phi công nói rằng anh đã cố liên lạc sau 1 giờ 30, khi thiết bị truyền phát tín hiệu của MH370 đã ngắt, nhưng chỉ nghe thấy tiếng ú ớ trong tiếng nhiễu sóng mạnh. Tuy nhiên anh tin mình có thể đang nói chuyện với cơ trưởng.

Tuyến đường bay của máy bay cũng cần nhiều kiến thức dò đường hàng không.

Và thời điểm máy bay đảo hướng chúng đáng chú ý: ngay khi cơ quan điều khiển không lưu Malaysia trao lại cho phía Việt Nam. Đây là cơ hội hoàn hảo để chiếc máy bay mất tích mà vẫn gây ít chú ý.

Tuy nhiên dù an ninh khoang lái phi công đã được tăng lên sau vụ 11/9, người ta vẫn ngạc nhiên trước việc cơ phó từng mời các cô gái trẻ vào trong khoang lái để xem anh này làm việc ra sao. Ngoài ra chiếc máy bay mất tích đã đạt độ cao hành trình và ở thời điểm đó, 1 phi công có thể rời khoang lái ra ngoài để nghỉ ngơi.

Với việc có hơn 150 công dân đi trên chiếc máy bay mất tích, Trung Quốc đã tăng sức ép về câu trả lời. “Chúng tôi yêu cầu phía Malaysia cung cấp thông tin toàn diện và chính xác hơn” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói.

Tân Hoa xã còn có bài bình luận gay gắt hơn, chỉ trích hoạt động cung cấp thông tin từ phía Malaysia: “Với điều kiện công nghệ ngày nay, sự trì hoãn (cung cấp thông tin) cho thấy dấu hiệu của hiện tượng xao lãng nhiệm vụ hoặc miễn cưỡng chia sẻ thông tin đầy đủ và kịp thời”.

Nhưng trích xuất thông tin về vị trí máy bay từ tín hiệu nó gửi tới vệ tinh là một công việc hết sức phức tạp, bởi máy bay có khả năng đi về nhiều hướng.

Các quan chức Mỹ cho rằng máy bay có khả năng đã bay về hướng Nam, nếu không các rađa quân sự ở một số khu vực nhạy cảm sẽ nhận ra nó. Malaysia thừa nhận quân đội nước này đã không nhận dạng MH370 khi nó xuất hiện trên màn hình ra đa ở bờ biển phía Tây.

Nước mắt vẫn rơi trên gương mặt người thân hành khách trên chuyến bay MH370 (Nguồn: AFP)
Nước mắt vẫn rơi trên gương mặt người thân hành khách trên chuyến bay MH370 (Nguồn: AFP)

Nếu MH370 thực sự đi về phía Nam, chỉ có vài điểm đến ở Ấn Độ dương và nó có thể hạ cánh xuống. Các quan chức nói rằng nhiều khả năng nó đã đâm xuống biển. Nếu hướng giả thuyết này là đúng, việc diện tích biển cực lớn và độ sâu trung bình hơn 3km sẽ khiến hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ máy bay trở nên khó khăn tới mức không thể thực hiện được.

Với thân nhân các hành khách, thông tin về việc máy bay cố tình bị đảo hướng đã làm lóe lên hy vọng rằng những người trên máy bay vẫn còn sống. Nhưng một tuần sau khi chiếc máy bay mất tích, họ đồng thời cũng phải đối mặt với khả năng rằng số phận cuối cùng của nó sẽ không bao giờ được làm rõ./.

MH370 có thể đã hạ cánh xuống mặt đất

Trong cuộc họp báo chiều nay với sự tham gia của nhiều quan chức Malaysia, người đứng đầu cơ quan hàng không dân dụng nước này cho rằng MH370 có thể đã tiếp đất ở đâu đó khi gửi một số tín hiệu cuối cùng cho vệ tinh.

Ông Azharuddin Abdul Rahman đưa ra nhận định trên trong buổi họp báo trước đông đảo phóng viên tại Kuala Lumpur để trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Căn cứ theo dữ liệu vệ tinh, tín hiệu cuối cùng mà máy bay phát đi là vào lúc 8h11 sáng 8/3.

Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein (thứ hai từ phải sang) trả lời câu hỏi của phóng viên
Các quan chức Malaysia trong cuộc họp báo ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur chiều 16/3. Ảnh: AFP.

Reuters dẫn lời các chuyên gia cho biết hiện chưa thể xác định được vị trí chính xác của máy bay, nhưng MH370 có thể nằm ở đâu đó dọc theo hai hành lang: Một là trải dài từ miền Bắc Thái Lan đến biên giới giữa Kazakhstan và Turkmenistan, hai là từ Indonesia đến Nam Ấn Độ Dương. Trong khi đó, một nguồn tin thân cận với giới chức Mỹ cho hay MH370 có thể bay về hướng Nam Ấn Độ Dương và đã rơi vì hết nhiên liệu. Hành lang phía bắc là khu vực giao thông quốc tế qua lại nhộn nhịp hơn nên nếu bay qua đây máy bay có thể đã được phát hiện.

Cùng tham gia cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussei cho biết việc tìm kiếm MH370 đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ông cũng thông báo việc Malaysia đã đề nghị nhiều nước bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Pháp cung cấp dữ liệu vệ tinh để giúp tìm kiếm chiếc máy bay.

Giới chức Malaysia tuyên bố sẽ không bình luận về các nguyên nhân có thể khiến chiếc máy bay chuyển hướng so với lịch trình bay ban đầu. Telegraph dẫn lời ông Hussei khẳng định tin đồn cơ trưởng và cơ phó gửi yêu cầu đặc biệt để được có mặt trên chuyến bay này là không chính xác. Ông cũng bác bỏ tin đồn cho rằng chiếc máy bay đã hạ cánh ở một khu vực nào đó.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng giám đốc Malaysia Airlines cho hay: “Thông thường máy bay được cung cấp đầy nhiên liệu để có thể kéo dài thời gian bay trong trường hợp cần thiết”. Chiếc MH370 đã cất cánh khi được cung cấp đủ năng lượng theo lịch trình bay xác định.

Cảnh sát Malaysia cũng đã điều tra nhà của cơ trưởng và cơ phó trên chuyến bay MH370, đồng thời kiểm tra hệ thống máy bay mô phỏng cá nhân của cơ trưởng. Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết. “Quá trình điều tra sẽ được tiến hành với các thành viên của hãng hàng không làm việc trên mặt đất cũng như phi hành đoàn và hành khách có mặt trên MH370, kể cả những người chưa từng có bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào trước đây”.

Ông Bakar cũng không loại trừ khả năng máy bay bị không tặc và khả năng máy bay bị khủng bố hay âm mưu phá hoại sẽ được xem xét. Tuy nhiên giới chứcMalaysia từ chối bình luận thông tin cho rằng trường hợp của MH370 có thể là một vụ tấn công theo kịch bản của vụ 11/9.

Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia, vệ tinh đã nhận được 6 tín hiệu từ MH370 kể từ khi nó mất liên lạc với các đài kiểm soát không lưu, trong đó tín hiệu cuối cùng nhận được lúc 8h11 sáng ngày 8/3. Các nhà điều tra Malaysia vẫn đang chờ một số quốc gia gửi thông tin về lý lịch của hành khách có mặt trên MH370 khi các bằng chứng mới đây cho thấy hệ thống liên lạc trên máy bay có thể đã bị vô hiệu hóa một cách chủ ý bởi một người nào đó.

Malaysia's acting Transport Minister Hishammuddin Hussein reads a statement during a news conference about the missing Malaysia Airlines flight MH370, at Kuala Lumpur International Airport
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein đọc thông báo về MH370 trong buổi họp báo chiều nay ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters.

Trong hơn một tuần chiếc máy bay mất tích, hơn 25 quốc gia đã tham gia vào hoạt động tìm kiếm trên đất liền và 11 quốc gia tìm kiếm trên biển. Khu vực tìm kiếm MH370 cũng được mở rộng ra các vùng biển sâu và hẻo lánh. Malaysia đang yêu cầu sự hỗ trợ của Mỹ và Trung Quốc trong việc sử dụng dữ liệu vệ tinh để xác định vị trí phi cơ mất tích.

Bộ trưởng Hussein cũng bác bỏ các tin cho rằng một số quốc gia đã không hợp tác trong quá trình tìm kiếm MH370. Ông mô tả số lượng người tham gia chiến dịch xác định tung tích chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines là “chưa từng có” trong các hoạt động tìm kiếm và điều tra quốc tế. Điều này theo quan chức Malaysia cũng đồng thời cũng tạo ra những thách thức trong quá trình phối hợp.

Hiện Malaysia kêu gọi sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế trong quá trình tìm kiếm MH370 dọc theo hai hành lang bay từ biển Caspian tới phía nam Ấn Độ Dương.Kuala Lumpur cũng ra thông báo ngắn gọn với đại diện của khoảng 20 quốc gia về quá trình điều tra sau khi dừng tìm kiếm phi cơ mất tích trên Biển Đông, khu vực mà chiếc MH370 chở theo 239 người đã biến mất khỏi màn hình radar dân sự sáng sớm 8/3.

Các nhà ngoại giao quốc tế nhận định đề nghị chính thức của Malaysia đã đánh dấu một thời kỳ ngoại giao mới trong việc mở rộng hoạt động trên hai bán cầu, dù các quốc gia đã có sự hợp tác riêng lẻ. “Cuộc họp giúp chúng tôi biết chính xác những gì đang diễn ra và họ cần giúp đỡ như thế nào. Càng quan trọng hơn với họ khi nói với chúng tôi rằng ‘xin hãy sử dụng tất cả các nguồn lực”, Reuters dẫn lời ông T. S. Tirumurti, Cao ủy của Ấn Độ ở Malaysia, bình luận.

mH3701-7577-1394976384.jpg
Một chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines, tương tự chiếc đang mất tích. Ảnh: Airliners.

Thùy Linh – Đức Dương
Đã phá được bức màn bí ẩn vụ máy bay mất tích Malaysia Airlines

Các nhà điều tra Malaysia đã kết luận, một hay nhiều người có kinh nghiệm bay đã bắt cóc chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Một quan chức của chính phủ Malaysia có liên quan đến cuộc điều tra vụ máy bay mất tích hôm nay (15/3) cho biết, các nhà điều tra của họ đã kết luận một hay một số kẻ không tặc đã cướp máy bay, tắt các nguồn liên lạc với mặt đất và đổi hướng bay.

Tuy vậy, nhóm điều tra chưa tìm ra được động cơ của vụ bắt cóc máy bay cũng như chưa có yêu cầu nào được những kẻ không tặc đưa ra cho đến thời điểm này. Không rõ chiếc máy bay đã được đưa đến đâu, vị quan chức Malaysia giấu tên cho biết bởi ông này không được quyền tiết lộ thông tin. Theo lời vị quan chức này, máy bay bị không tặc khống chế đã không còn là một giả thuyết. “Nó đã là một kết luận”.

Vị quan chức Malaysia khẳng định, có bằng chứng để các nhà điều tra đi đến kết luận rằng, hai hệ thống liên lạc trên máy bay đã bị ngắt kết nối một cách cố tình và những dữ liệu về đường bay cùng một số dấu hiệu chứng tỏ chiếc máy bay đã đổi hướng để tránh bị hệ thống radar phát hiện.

Hệ thống liên lạc với mặt đất của chiếc máy bay Boeing 777 đã bị cắt đứt hoàn toàn chỉ chư addaayf một giờ sau khi cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur hôm 8/3. Giới chức Malaysia trước đó cho biết, những thông tin được cung cấp từ hệ thống radar cho thấy, chiếc máy bay của họ đã quay trở lại và bay qua bán đảoMalaysia sau khi đổi hướng khỏi đường bay hướng tới thủ đô Trung Quốc.

Trước đó, một quan chức Mỹ cũng cho biết, các nhà điều tra của họ đang nghiên cứu khả năng có “bàn tay can thiệp của con người” trong sự mất tích đầy bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777. Liên quan đến vấn đề có sự can thiệp của con người, các giả thuyết được đưa ra là chính phi công bắt cóc máy bay hoặc một người nào đó có kinh nghiệm bay đã thực hiện vụ không tặc này.Ngoài ra, không loại trừ khả năng vụ máy bay mất tích là do cướp biển gây ra hoặc do phi công thực hiện một cuộc tự sát.

Trong khi thông tin về kết luận của các nhà điều tra Malaysia chưa được xác nhận, thì hiện tại, các nhà điều tra nghiêng nhiều về khả năng máy bay bị con người can thiệp hơn là bị tai nạn.

Nếu máy bay thực sự bị bắt cóc thì người ta có quyền hy vọng về khả năng sống sót của những người đi trên máy bay. Thông tin này đem lại hy vọng cho gia đình của các hành khách đi trên máy bay. Trước đó, một số người thân của các hành khách cũng từng tuyệt vọng bày tỏ hy vọng chiếc máy bay Boeing 777 bị bắt cóc bởi theo họ, như thế thì người nhà của họ mới có cơ hội sống sót.

Kiệt Linh

Malaysia điều tra khả năng MH370 bị tấn công

Một quan chức Malaysia vừa cho biết các nhà điều tra kết luận rằng chuyến bay MH370 đã bị tấn công bởi một phi công hoặc kẻ nào đó có kinh nghiệm bay. Tuy nhiên một quan chức khác lập tức bác bỏ tin này.

Một quan chức có tham gia trong cuộc điều tra nói rằng họ chưa xác định được động cơ cũng như khu vực chiếc máy bay bị tấn công, AP cho hay. Người này giấu tên bởi ông không được phép cung cấp thông tin cho truyền thông.

“Khả năng không tặc không còn là một giả thuyết nữa”, quan chức trên nói. “Nó đã được kết luận”.

Tuy nhiên, Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục hàng không dân dụng Malaysia (DCA) và là người đứng đầu nhóm điều tra phi cơ mất tích, phủ nhận thông tin MH370 bị tấn công, đồng thời nói rằng đó vẫn chỉ là một trong những giả thiết đang được xem xét.

“Nó chưa được kết luận. Tôi lãnh đạo cuộc điều tra và không có ai nói như vậy cả”, Telegraph dẫn lời ông Rahman nói. “Điều đó không chính xác. Chúng tôi đang xem xét tất cả những khả năng có thể. Chúng tôi đang kiểm tra thông tin của từng hành khách, thành viên phi hành đoàn nhưng không có bằng chứng nào chắc chắn hoặc dẫn tới kết luận đó”.

Niềm tin rằng MH370 bị tấn công được củng cố sau khi các chuyên gia phân tích dữ liệu từ radar quân sự của Malaysia, từ những tín hiệu mà máy bay gửi hệ thống vệ tinh, cho thấy rằng máy bay đã được lái từ vịnh Thái Lan về hướng đảo Penang và sau đó chuyển hướng tây bắc ra vùng biển Andaman. Hệ thống phát tín hiệu cho radar và hệ thống báo cáo dữ liệu trên máy bay được cho là đã bị ai đó tắt đi, độ cao của máy bay cũng trồi sụt liên tục, vượt quá hoặc xuống thấp hơn mức cho phép đối với Boeing 777.

Các chuyên gia nghi ngờ phi công hoặc kẻ nào đó có hiểu biết rõ về máy bay đã điều khiển MH370 theo ý đồ riêng. Giới chức chưa có nhận định về động cơ dẫn đến hành động của kẻ tấn công máy bay.

do-hoa-nyt-JPG-5057-1394854336.jpg

Theo thông tin của New York Times, phi cơ bay lên cao 13.700 m, đổi hướng, đi về phía đảo Penang, rồi giảm độ cao xuống còn 7.000 m, trước khi tăng độ cao và bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương. Đồ họa: New York Times

Các chứng cứ mới nhất cho thấy rằng máy bay dường như đã không gặp biến cố như nổ hay hỏng hóc phía trên Biển Đông như nghi ngại ban đầu. Một số chuyên gia ngờ rằng kẻ điều khiển máy bay sau khi nó biến khỏi radar là một trong hai phi công hoặc không tặc đã cướp máy bay hoặc tự sát bằng cách cho MH370 lao xuống biển.

Nhà chức trách Malaysia cũng như các quốc gia khác sẽ điều tra khẩn cấp thông tin về hai phi công và 10 thành viên phi hành đoàn cũng như 227 hành khách có mặt trên chuyến bay mất tích.

Malaysia dừng tìm kiếm MH370 ở Biển Đông

Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo nước này ngừng tìm kiếm máy bay mất tích ở Biển Đông, bởi MH370 đã quay trở lại Malaysia rồi tiến tiếp về phía tây bắc sang Ấn Độ dương.

Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo trưa nay, trong đó lần đầu tiên thủ tướng Razak chủ trì.

Theo ông Razak, nói rằng máy bay bị tấn công là “quá sớm”, và rằng “chúng tôi đang điều tra mọi khả năng”.

Các thông tin được kiểm chứng cho thấy quá trình di chuyển của MH370 “phù hợp với giả thiết “là hành động có chủ ý của một người nào đó trên máy bay. Vì vậy, giới chức đang chuyển hướng điều tra trở lại đối với các phi công và hành khách.

Thủ tướng cho biết hệ thống liên lạc trên chuyến bay đã bị vô hiệu hóa ngay trước khi nó bay tới bờ biển phía đông Malaysia. Máy bay sau đó quay trở lại Malaysia, rồi đi theo một trong hai hành lang bay xác định, gồm hành lang bắc và hành lang nam. Trong đó hành lang nam có thể dẫn nó đến Ấn Độ dương, hành lang bắc có thể dẫn tới tận phía Kazakhstan. Vì vậy, Malaysia ngừng tìm kiếm ở Biển Đông và sẽ đánh giá lại việc triển khai lực lượng.

Căn cứ trên các tín hiệu truyền về vệ tinh, tổng thời gian bay của MH370 lên đến hơn 6 giờ, ông cho biết.

Đây là cuộc họp báo đầu tiên về MH370 có sự hiện diện của Thủ tướng Malaysia. Ông mở đầu cuộc họp bằng những lời chia sẻ với thân nhân những hành khách mất tích. “7 ngày trước đây chuyến bay số hiệu MH370 đã mất tích với 239 người trên khoang. Không lời nào tả được nỗi đau mất mát mà thân nhân (những người mất tích) đang trải qua”.

“Chúng tôi hiểu được sự cần thiết của thông tin. Tôi đã yêu cầu giới chức chia sẻ các thông tin mà chúng tôi có để phục vụ việc tìm kiếm”, ông nói, đồng thời cũng cho biết sẽ chỉ công bố những gì đã được xác thực.

Ông cũng điểm lại quá trình tìm kiếm của Malaysia và quốc tế trong tuần qua. “Chúng tôi đang phối hợp làm việc không ngừng với các nhóm tìm kiếm quốc tế. Chúng tôi đã đặt an ninh quốc gia xuống hàng thứ hai, sau ưu tiên tìm kiếm những người mất tích”.

Thủ tướng cho biết 14 quốc gia, 43 tàu và 58 máy bay đã và đang tham gia tìm kiếm. “Tôi cám ơn tất cả các chính phủ liên quan”, ông nói.

Bác bỏ ‘không tặc’

Cuộc họp báo của chính phủ Malaysia được đông đảo phóng viên chờ đợi và được truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh của Trung Quốc và Malaysia.

Một vài giờ trước, một quan chức tham gia điều tra MH370 cho biết các nhà điều tra đi đến kết luận rằng chuyến bay đã bị tấn công bởi một hoặc những kẻ hiểu rõ về máy bay. Tuy nhiên ngay sau đó Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Giao thông Malaysia bác bỏ thông tin trên, cho rằng cuộc điều tra chỉ đang tiếp diễn.

Phòng họp báo chật kín người, micro ghi âm của các hãng thông tấn chen chúc trên chiếc bàn phát biểu của thủ tướng, hy vọng nhận “câu trả lời tương đối rõ ràng” từ ông, sau khi nhiều thông tin mâu thuẫn nhau được phát đi từ các quan chức của Malaysia.

Thân nhân các hành khách chuyến bay, các đại sứ quán, các nhà ngoại giao có mặt tại cuộc họp báo quan trọng này.

Phóng viên của CCTV Trung Quốc có mặt tại Kuala Lumpur những ngày qua nhận xét rằng các quan chức Malaysia có cơ chế trao đổi, thảo luận về thông tin đều đặn, nhưng vấn đề là ở chỗ công bố các thông tin đó ra ngoài, các bên phối hợp không thật sự tốt.

hop-bao-2-JPG-4309-1394862218.jpg

Báo giới đang chờ đợi thủ tướng Malaysia xuất hiện trong cuộc họp báo chưa có tiền lệ trong những ngày qua. Ảnh: CCTV

Tại khách sạn The Everly Putrajaya ở Kuala Lumpur, một số thân nhân tập trung quanh hai màn hình tivi ở hành lang để chuẩn bị theo dõi cuộc họp báo. Gương mặt nhiều người tỏ rõ sự hồi hộp. Một người khóc khi nói chuyện với một phụ nữ khác về con trai của bà trên chuyến bay mất tích.

Tại Bắc Kinh, các gia đình cũng tập trung tại khách sạn Lệ Đô để chờ cuộc họp báo được tường thuật trực tiếp.

Cầu nguyện

Thủ tướng Razak hôm qua cùng những người khác đến cầu nguyện cho các hành khách và tổ bay trên chuyến MH370 của hãng Malaysia Airlines, tại một ngôi đền gần sân bay quốc tế Kuala Lumpur, bang Selangor. Trước đó, khoảng 1.000 người Hồi giáo sống gần đền cũng đến tham dự lễ cầu nguyện thường kỳ.

Ông Najib không có bất cứ bình luận nào về hoạt động tìm kiếm máy báy bay mất tích. Tuy nhiên, Văn phòng Thủ tướng cho biết ông sẽ hoãn chuyến thăm chính thức tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar để ở lại Malaysia, giám sát cuộc tìm kiếm máy bay mất tích. Theo New Strait Times, chuyến công du của thủ tướng Malaysia đáng lẽ diễn ra từ ngày 15/3 tới ngày 19/3.

Chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines hôm 8/3 đột nhiên biến mất khi đang trên đường tới Bắc Kinh, không lâu sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur. Gần hai phần ba hành khách là người Trung Quốc. Hoạt động tìm kiếm phi cơ mất tích với nhiều tàu và máy bay của 14 quốc gia nay đã kéo dài một tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu của nó.

do-hoa-nyt-JPG-5057-1394854336.jpg

Theo thông tin của New York Times, phi cơ bay lên cao 13.700 m, đổi hướng, đi về phía đảo Penang, rồi giảm độ cao xuống còn 7.000 m, trước khi tăng độ cao và bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương. Đồ họa: New York Times

Tàu, máy bay Mỹ tìm MH370 ở Vịnh Bengal

Một tàu hải quân và một máy bay trinh sát Mỹ đang đến biển Andaman và Vịnh Bengal, phía bắc Ấn Độ Dương, để tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích.

p8-6032-1394844845.jpg
Máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ. Ảnh: vp4association

“Theo đề nghị của Malaysia, tàu USS Kidd ở phía bắc eo biển Malacca, trong vùng chúng tôi gọi là khu vực tìm kiếm phía tây”, AFP dẫn lời ông Steven Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc hôm qua cho biết. Tàu Kidd đang chuẩn bị tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines ở biển Andaman và Vịnh Bengal.

“Máy bay P-8 sẽ tìm kiếm ở khu vực rộng hơn nhiều… vùng phía nam của Vịnh Bengal và vùng phía bắc của Ấn Độ Dương”, ông Warren nói nhưng cho biết mệnh lệnh cuối cùng vẫn chưa được phát đi.

CNN vừa đăng tải một phân tích tình báo mật về dữ liệu điện tử và vệ tinh do chính phủ Mỹ và Malaysia thực hiện, cho rằng máy bay mang số hiệu MH370 có thể đã rơi hoặc ở Vịnh Bengal hoặc ở đâu đó tại Ấn Độ Dương. Nếu chính xác, nó sẽ là một trong những chi tiết chắc chắn đầu tiên về điều có thể xảy ra với chiếc phi cơ, khi nó biến mất trong chặng từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.

Mạng lưới truyền thông cho rằng phân tích tình báo này đủ bằng chứng để khiến Mỹ đưa tàu USS Kidd đến Ấn Độ Dương và các quan chức Ấn Độ mở rộng nỗ lực tìm kiếm ra Vịnh Bengal.

Trong khi đó, New York Times, dẫn đánh giá ban đầu của một người thông thạo dữ liệu, cho rằng tín hiệu radar mà quân đội Malaysia thu được dường như cho thấy chiếc máy bay đã bay lên độ cao 13.700 m, vượt trần bay cho phép của một chiếc Boeing 777-200.

Dấu hiệu radar sau đó cũng cho thấy chiếc máy bay giảm cao độ không đều, xuống 7.000 m, dưới mức bay thông thường, khi nó tiến gần vùng Penang đông dân ở Malaysia. Sau đó, máy bay lại tăng độ cao khi chuyển hướng, bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương.

Chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines hôm 8/3 đột nhiên biến mất khi đang trên đường tới Bắc Kinh, không lâu sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur. Gần hai phần ba số hành khách là người Trung Quốc.

ban-do-4653-1394791559.jpg
Theo dữ liệu của radar, MH370 có thể đã bay về quần đảo Andaman của Ấn Độ (chấm hồng), nằm giữa biển Andaman và vịnh Bengal. Tàu và máy bay Mỹ đang đến khu vực này để tìm kiếm. Đồ họa: nycaviation

Trọng Giáp

Leave a Reply