Vì sao Malaysia sốt sắng muốn đăng cai ASIAD 2019 thay Việt Nam?

Sau khi Việt Nam rút lui đăng cai ASIAD 2019, Ủy ban Olympic châu Á (OCA) không hề tỏ ra bất ngờ hay bị động. Họ thông cảm với quyết định của Việt Nam và cho biết trong cuộc họp vào 20.9 tới sẽ quyết định địa điểm đăng cai mới.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”asian games” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”]

Nguồn tin từ OCA nói rằng Indonesia được coi là ứng cử viên thay thế sáng giá vì nước này cũng vận động xin đăng cai ASIAD 2019 nhưng thất bại trước Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến giờ này, báo chí Indonesia chưa hề đăng tin hay dẫn lời bất kỳ quan chức nào của xứ Vạn đảo về chuyện đăng cai thay Việt Nam. Các nước có tiềm lực kinh tế mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc khối Ả Rập hay chuyên gia đóng thế Thái Lan cũng chưa lên tiếng chính thức.

Cho đến lúc này, mới chỉ có Malaysia mà cụ thể là tổng thư ký Ủy ban Olympic Malaysia Datuk Sieh Kok Chi mới lên tiếng khẳng định: “Malaysia sẵn sàng đăng cai thay cho Việt Nam nếu được OCA chính thức đề nghị” nhưng kèm theo một số điều chỉnh cho phù hợp với Malaysia.
Malaysia có cơ sở hạ tầng phục vụ thể thao tốt

Điều người ta băn khoăn là tại sao Malaysia lại tỏ ra sốt sắng đăng cai trong lúc các nước khác không mặn mà. Tuy nhiên, nếu đặt vào địa vị của người Malaysia thì có thể thấy họ sốt sắng cũng đúng.

Malaysia luôn có tham vọng đăng cai một giải đấu quy mô toàn châu lục. Họ đã vận động xin đăng cai ASIAD 2006 nhưng thua Doha (Qatar) nhưng xếp trên Hong Kong và Ấn Độ. 4 năm sau, họ vận động xin đăng cai ASIAD 2010 nhưng lại thua đối thủ duy nhất là Quảng Châu. Chính vì vậy, nếu có cơ hội thì Malaysia không ngại đăng cai ASIAD.

Hơn nữa, Malaysia rất cần sự kiện này để lấy lại điểm trong mắt người châu Á và thế giới. Sau sự cố liên quan đến vụ mất tích chiếc máy bay MH370 và những trục trặc khác liên quan đến các hãng hàng không Malaysia, họ cần một sự kiện để thúc đẩy du lịch Malaysia và ASIAD rõ ràng là cái phao cho hình ảnh và nền du lịch của Malaysia lúc này.
Malaysia từng tổ chức thành công nhiều môn tại ĐH thể thao khối thịnh vượng chung năm 1998

Chuyện cơ sở vật chất không phải là nỗi lo lớn của Malaysia vì họ vẫn có những trang thiết bị từ khi đăng cai Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung năm 1998 với 69 nước và vùng lãnh thổ tham gia khi đó. Hơn nữa, Malaysia hiện giờ cũng đang xây dựng, nâng cấp và bảo trì lại các công trình để phục vụ cho Sea Games 2017 thì họ có thể tiện tay đứng ra đăng cai luôn ASIAD 2019 mà không phát sinh quá lớn. Malaysia cũng phòng trước những khoản phát sinh cao nên họ thòng luôn với OCA rằng sẽ chỉ nhận đăng cai ASIAD 2019 nếu OCA chấp nhận thay đổi điều khoản theo ý họ. Nói chung, việc nhận đăng cai ASIAD 2019 chỉ có lợi mà không thiệt nhiều cho Malaysia.

Anh Tú

Leave a Reply