Phóng viên ảnh gốc Việt Nick Út một lần nữa được tôn vinh

Nhiếp ảnh gia Nick Út, người nổi tiếng thế giới với bức ảnh “Em bé Napalm”, được vinh danh tại lễ trao giải Lucie Award, giải thưởng tôn vinh những bậc thầy về nhiếp ảnh thế giới.[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Nick Út” resultsPerPage=”5″ ]

a
Phóng viên ảnh gốc Việt Nick Út.

“Tôi thấy mình khá may mắn và vinh dự khi được trao giải Achievement in Photojournalism Award (tạm dịch: Thành tựu trong nhiếp ảnh báo chí). Tôi nghĩ, đối với nhiếp ảnh báo chí, được giải thưởng này là rất danh dự. Cùng nhận giải đợt này với tôi đều là những nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới”, ông Nick Út chia sẻ từ New York.

Hơn 40 năm qua, bức ảnh “Em bé Napalmm” đã đem về cho Nick Út (tên thật là Huỳnh Công Út) nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới như Pulitzer, World Press Photo… Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức hình có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Thêm một lần nữa, bức ảnh “Em bé Napalmm” cùng những đóng góp của Nick Út cho sự nghiệp báo chí thế giới, trong đó có những bức ảnh về cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã góp phần đưa ông tới giải thưởng Lucie.

Nick Út cho biết, giải thưởng này tuy không lớn bằng giải Pulitzer, giải thưởng được mệnh danh là Oscar của nhiếp ảnh, hay World Press Photo… nhưng kể từ khi ra đời tới nay, sự ảnh hưởng của Lucie Award ngày càng lớn mạnh và rất có uy tín trong giới.

a
Poster lễ vinh danh giải Lucie.

Giải thưởng Lucie lần thứ 12 cũng tôn vinh những bậc thầy về nhiếp ảnh thế giới. Đó là nhiếp ảnh gia Pedro Meyer, được trao tặng giải Tầm nhìn. Ông là một trong số những người tiên phong và đại diện của nhiếp ảnh đương đại. Ông cũng là nhà sáng lập và chủ tịch Ủy ban Nhiếp ảnh Mexico.Nhiếp ảnh gia người Anh Martin Parr nhận giải Thành tựu trong ảnh tư liệu. Nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Carrie Mae Weems được trao tặng giải nhiếp ảnh nghệ thuật. Giải thành tự trọn đời được trao cho nữ nhiếp ảnh gia người Anh Jane Bown…

Đêm tôn vinh giải thưởng, ngoài các nhiếp ảnh gia còn có sự tham gia của gần 1.000 khán giả, những người sẽ có cơ hội được giao lưu và tiếp cận với những người đoạt giải.

Sau khi nhận giải thưởng, Nick Út cho biết, ông có kế hoạch cùng một nhà báo nổi tiếng Mỹ trở về Việt Nam vào tháng 12 tới. Hai người sẽ cùng đi dọc sông Mekong để chụp ảnh. Thông thường, mỗi lần biết Nick Út trở về Việt Nam, những người bạn của ông đều muốn đi cùng nhưng do bận công việc nên khó sắp xếp đi được cùng nhau.

Nick Út cho biết thêm, vào dịp 30/4/2015, kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, ông sẽ trở về Việt Nam cùng một số người bạn, đều là những nhà báo chiến trường nổi tiếng, trong đó có nhiều người đã từng đoạt giải Pulitzer, như Peter Arnett của CNN.

Peter là người nổi tiếng với cuốn sách 10.000 days of war (10.000 ngày của chiến tranh) và Tim Page. Ông cho biết sẽ đưa những người bạn của mình trở về Trảng Bàng, quê hương của bức ảnh “Em bé Napalm” cũng như sẽ cùng nhau ghi lại hình ảnh một Việt Nam thời đổi mới.

a
Bức ảnh “Em bé Napalm” nổi tiếng.

Khi được hỏi, ông dự định sẽ cầm máy đến khi nào, Nick Út cho biết, năm nay ông đã ngoài 60 nhưng vẫn được mời làm việc cho một hãng thông tấn lớn như AP là chuyện hiếm hoi. Vì thông thường, nghề cầm máy, nhất là nhiếp ảnh báo chí khá nghiệt ngã, ngoài 50 tuổi là ít người trụ lại được với nghề.

Ông dự định làm cho AP thêm hai năm nữa, đánh dấu 50 năm làm việc liên tục cho AP, sau đó sẽ nghỉ hưu. Ông nói muốn tiếp tục đi khắp thế giới chụp ảnh như một phóng viên tự do cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Đặc biệt, ông rất muốn những năm cuối đời được trở về sống ở Việt Nam, được đi khắp đất nước và dạy những đứa trẻ chụp ảnh.

Leave a Reply