Máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines có thể mãi mãi là bí ẩn

Cho dù hộp đen chiếc máy bay mất tích có được trục vớt từ Ấn Độ Dương sâu thẳm, nó cũng không chắc chắn sẽ lý giải được bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới này.

[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Malaysia Airlines MH370″ resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”]

Các tàu thuyền, máy bay, thiết bị hiện đại đang được huy động để truy lùng bất cứ dấu hiệu nào của MH370. Thử thách lớn đặt ra là việc dò tìm chiếc hộp đen, thiết bị ghi âm và lưu dữ liệu. Nó chứa đựng câu trả lời cho nguyên nhân mất tích của chiếc máy bay Boeing 777-200 giữa lộ trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hôm 8/3.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia tin rằng chiếc hộp đen khó có thể giải đáp câu hỏi “Tại sao MH370 đổi hướng về phía Ấn Độ Dương sau một giờ bay và việc này diễn ra như thế nào?”.

Hộp đen cung cấp chi tiết về lộ trình bay, mọi thông tin cơ học trong cuộc hành trình, tức là “cung cấp một lượng thông tin khổng lồ”, AFP dẫn lời bình luận của công ty Tư vấn Hàng không Mỹ Leeham Co. Bất lợi là ở chỗ nó chỉ ghi lại hai giờ hội thoại cuối cùng trước khi máy bay rơi. Như vậy có nghĩa các cuộc trao đổi quan trọng giữa thành viên tổ lái trên quãng đường từ Malaysia tới gần Việt Nam không được lưu giữ.

“Rõ ràng, hộp đen sẽ không cho chúng ta biết được chuyện gì xảy ra khi MH370 bay qua vịnh Thái Lan. Đoạn thông tin này đã bị ghi đè khi MH370 kết thúc hành trình”, Leeham Co nhận định.

Chuyên gia hàng không người Anh, Chris Yates, có cùng quan điểm với Leeham Co. “Chúng ta không biết liệu nguyên nhân là do chính cơ trưởng và cơ phó, hay có kẻ khác lẻn vào buồng lái và khống chế máy bay”, Yates nói với BBC. “Đây là một bí ẩn chưa từng có”.

360-flight-recorder-0701-6386-1395738728
Một chiếc “hộp đen” máy bay. Ảnh: Time

Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua tổ chức họp báo tuyên bố chiếc máy bay Malaysia Airlines cùng 239 người đã lao xuống Ấn Độ Dương, dựa theo các dữ liệu vệ tinh được phân tích. Lý do vụ mất tích hay vị trí rơi vẫn còn bị bỏ ngỏ. Không một tín hiệu cầu cứu nào từ MH370 từng được ghi nhận.

Ba giả thiết đặt ra được đặc biệt chú ý là: không tặc, phi công phá hoại hoặc một sự cố bất ngờ xảy ra khiến phi hành đoàn mất khả năng điều khiển, chiếc máy bay quay về chế độ tự động lái vài giờ trước khi hết nhiên liệu. Phía Malaysia tin rằng phi cơ này đã bị chuyển hướng có chủ đích bởi một ai đó trong buồng lái. Đối với nhiều người, chưa một bằng chứng nào từ cuộc điều tra đủ thuyết phục để lý giải các giả thiết trên.

Mỹ đã gửi nhiều thiết bị định vị tối tân đến vùng tìm kiếm, trong đó có hệ thống phát hiện tín hiệu dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, điều kiện biển và thời tiết bất lợi cộng thêm phạm vi tìm kiếm quá lớn cản trở mọi nỗ lực định vị hộp đen.

Tuy dấu hiệu các mảnh vỡ nghi của MH370 đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía tây Australia, mọi nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa thu được kết quả. Ngoài ra, các mảnh vỡ có thể trôi dạt ra xa hàng trăm km từ chỗ máy bay rơi, khiến hoạt động dò tìm càng gặp nhiều bất lợi.

“Là những người làm công việc điều tra, chúng tôi cần vật chứng, mà hiện tại chúng tôi chẳng có mẫu vật chứng nào để phân tích”, Anthony Brickhouse, thành viên Hiệp hội Điều tra An toàn Hàng không, nói. Thời gian ngày một gấp rút vì pin cấp cho bộ phận phát tín hiệu của hộp đen chỉ còn đủ duy trì trong khoảng hai tuần, sau đó việc định vị càng trở nên khó khăn.

Paul Yap, giảng viên chuyên ngành hàng không tại học viện Temasek Polytechnic của Singapore, cho rằng nếu không tìm được hộp đen thì khả năng lớn là vụ việc mãi mãi không tìm được lời giải.

“Biển cả mênh mông như một bàn cờ, câu hỏi đặt ra là tìm nước đi thích hợp, tức là tập trung khoanh vùng được vị trí hộp đen”, Yap nhận xét.

Trần Trang
Giải mã bí ẩn về máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines
Vì sao và như thế nào máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines lại đâm xuống Ấn Độ Dương?

máy bay, Malaysia , mất tích, MH370

Báo The Malaysia Insider đưa tin, hiệu ứng Doppler giúp các nhà điều tra xác định được chuyến bay MH370 đã bay tới Ấn Độ Dương song họ vẫn bối rối về lý do khiến chiếc máy bay của Malaysia Airlines đi theo hướng ngược lại đích đến là Bắc Kinh.

Tại sao chiếc Boeing 777-200ER (9M-MRO) chở 229 người lại kết thúc ở Ấn Độ Dương? Chiếc máy bay chở khách đồ sộ này quay ngược đầu để lao vào “bí ẩn hàng không chưa từng có” như thế nào? Và ai đã làm như vậy.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Malaysia Airlines MH370″ resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”]

Đó là những câu hỏi đang ngự trị trong tâm trí của các nhà điều tra lẫn thân nhân của 239 người trên máy bay, vốn khởi hành từ Kuala Lumpur để tới Bắc Kinh vào rạng sáng 8/3 song lại mất tích ngay trong giờ đầu tiên của chuyến bay kéo dài 6 tiếng.

Sau 17 ngày và một cuộc tìm kiếm đa quốc gia bắt đầu ở Biển Đông, trong dữ liệu vệ tinh liên lạc của các nhà điều tra Anh cũng như các mảnh vỡ được vệ tinh Mỹ, Trung Quốc và Pháp tìm thấy, vị trí cuối cùng của MH370 đã được xác định – khu vực phía nam của Ấn Độ Dương.

Tại sao và như thế nào mà MH370 lại lao xuống một vùng biển xa xôi chỉ có thể được giải đáp khi các nhà điều tra lấy được hộp đen máy bay.

Cho tới giờ, cuộc đua theo dấu lộ trình sau khi máy bay biến mất ở ngoài khơi bờ biển phía đông Malaysia để tới Ấn Độ Dương đã trở thành một câu chuyện gây sửng sốt.

Vì sao kết luận máy bay đâm xuống biển

Hãng Reuters đưa tin, nhà cung cấp vệ tinh Anh Inmarsat đã dùng một hiện tượng sóng được phát hiện vào thế kỷ 19 để phân tích 7 tiếng ping mà vệ tinh bắt được từ máy bay của Malaysia để quyết định về đích đến cuối cùng của nó.

Thông tin mới này dẫn tới việc Thủ tướng Malaysia Razak kết luận vào tối 24/3 rằng chiếc máy bay 11 năm tuổi này đâm xuống nam Ấn Độ Dương, toàn bộ 239 người trên máy bay thiệt mạng.

Không có mảnh vỡ, vậy có thực sự máy bay đã đâm xuống biển?

Các nhà điều tra biết nơi một chiếc máy bay đâm xuống, thậm chí là trước khi tìm thấy mảnh vỡ. Một mảnh vỡ cũng đủ để quyết định liệu chiếc máy bay bị nổ tung hay đâm xuống. Câu trả lời nằm ở hộp đen, và phải mất nhiều năm mới có thể phát hiện được.

Hộp đen ở đâu

Thiết bị màu cam này dài khoảng 30cm và có thể chịu được hầu hết mọi chấn động. Các đội tìm kiếm đã dùng một thiết bị để phát hiện tín hiệu từ hộp đen, có thể hoạt động khoảng hai tuần kể từ lúc này. Tìm ra hộp đen không phải là việc dễ dàng: Mất hai năm mới tìm ra hộp đen của chuyến bay Air France 447, sau khi mảnh vỡ đầu tiên của máy bay được tìm thấy vào năm 2009.

Vì sao không ai trên máy bay gọi điện

Các hành khách sẽ cố gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho người thân, nếu biết có trường hợp khẩn cấp xảy ra. Tuy nhiên, ở độ cao 10.000 feet, và với tốc độ của máy bay, không ai bắt được sóng điện thoại.

Tại sao không ai biết máy bay đổi hướng

Trọng tâm của bí ẩn này là các radar không phát hiện ra một chiếc máy bay đang bay. Đó có lẽ là lý do tại sao lại có kết luận máy bay có thể bay tới nam Ấn Độ Dương, nơi không có radar nào ở đó. Nếu bay sang phía bắc, máy bay khó có thể vượt qua một loạt quốc gia được bảo vệ kỹ càng mà không bị phát hiện. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó, về việc không phát hiện được máy bay ở gần không phận Malaysia.

Phi công, hỏa hoạn hay ai đó?

Có một số người tin rằng ai đó trên máy bay đã cố tình đổi lộ trình, ban đầu là bay ngược về phía tây theo hướng Malaysia, sau đó hướng về tây bắc. Liệu cơ trưởng Ahmad Shah và phi công phụ Fariq đã tác động? Nghi ngờ này được củng cố bằng sự thật rằng mọi hệ thống liên lạc trên máy bay bị tắt. Hoặc người nào khác? Hoặc máy bay bị trục trặc kỹ thuật do lửa.

 

Các nhà điều tra cho rằng “đây là một hành động có chủ ý của ai đó trên máy bay. Người này phải có hiểu biết chi tiết để thực hiện những gì cần làm… Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy động cơ của sự việc”.

Tuy nhiên, Telegraph dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về máy bay mất tích của Malaysia Airlines tiết lộ, máy bay dường như đã cố tình đâm xuống biển.

  • Hoài Linh

Chuyên gia nghi ngờ phi công MH370 tự sát

Các nguồn tin hiểu rõ cuộc điều tra máy bay MH370 mất tích cho biết nhóm nhà điều tra tin rằng phi cơ của Malaysia Airlines đã lao xuống đại dương một cách có chủ ý.

Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ảnh: NBC News.
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ảnh: NBC News.

Chuyến bay MH370 lao xuống Ấn Độ Dương nhiều khả năng là một hành động tự sát, Telegraph dẫn nhiều nguồn tin nhận định sau khi Thủ tướng Malaysia thông báo toàn bộ hành khách trên máy bay đã thiệt mạng.

Các nhà điều tra cho rằng “đây là một hành động có chủ ý của ai đó trên máy bay. Người này phải có hiểu biết chi tiết để thực hiện những gì cần làm… Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy động cơ của sự việc”.

Nhóm điều tra tin rằng không có lỗi kỹ thuật hay đám cháy nào xảy ra, khiến MH370 phải bay bất thường hoặc tắt hệ thống liên lạc rồi đột ngột đổi hướng, tiếp tục 7 giờ bay im lặng ra biển. Quá trình phân tích lộ trình bay, tín hiệu và liên lạc cho thấy MH370 đã bay “theo một đường bay hợp lý”.

“Chúng chỉ không khớp với nhau… (Các nhà điều tra) đã xem xét những việc phi công cần làm để đưa phi cơ theo hướng mà nó bay trong nhiều giờ sau đó. Họ chỉ ra rằng MH370 đã bay theo một đường bay hợp lý”, nguồn tin trả lời khi được hỏi về khả năng có lỗi kỹ thuật hoặc cháy trên khoang.

Điều lo sợ nhất đối với người thân của 239 hành khách trên MH370 đã xảy ra, khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua thông báo rằng không ai có thể sống sót. Thông báo trên được đưa ra dựa trên kết luận của Chi nhánh Điều tra tai nạn Hàng không nước Anh (AAIB) và Công ty vệ tinh Inmarsat. Đây là công ty đã thu nhận được các tín hiệu bắt tay “ping” của máy bay phát ra sau khi nó biến mất khỏi màn hình radar.

Tuy nhiên, số phận MH370 vẫn chìm trong bí ẩn và thông tin sai lệch. Cũng trong hôm qua, Malaysia công bố thông tin MH370 là chuyến bay trên Boeing 777 thứ 6 của cơ phó Fariq Abdul Hamid và là lần đầu tiên không có người giám sát. Fariq, 27 tuổi, bắt đầu làm việc tại MAS cách đây 7 năm và đã có 2.763 giờ bay. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc cơ phó thiếu kinh nghiệm trên buồng lái Boeing 777 dường như không gây ra rủi ro nào.

Cơ quan tình báo các quốc gia liên quan đã tiến hành hai vòng kiểm tra lý lịch hành khách trên chuyến bay nhưng không phát hiện ra thông tin nào đáng ngờ. Quá trình điều tra tập trung vào hai người là cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, và Fariq. Hai người này không có vấn đề về tâm lý hay liên quan đến chủ nghĩa cực đoan.

Cảnh sát Malaysia đã thẩm vấn hơn 100 người bạn cùng các thành viên gia đình của hai phi công, phân tích mô hình bay giả lập tịch thu từ nhà cơ trưởng. Họ còn kiểm tra máy tính xách tay cá nhân, bản ghi chép lịch sử bay và đề nghị Cảnh sát quốc tế Interpol cùng Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI giúp đỡ.

“Chúng tôi vẫn chưa tìm ra manh mối nào. Chúng tôi chưa thu thập được điều gì đáng ngờ cả”, một nguồn tin tham gia quá trình điều tra của cảnh sát nói.

Như Tâm

Quá trình xác định vị trí cuối cùng của MH370

Công ty vệ tinh Inmarsat của Anh ứng dụng một hiện tượng sóng để phân tích tín hiệu “ping” mà vệ tinh thu được từ MH370 để xác định được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay mất tích.

tim-kiem-3847-1395635516-3486-3755-9021-
Khu vực tìm kiếm MH370 hôm 24/3. Đồ họa: AMSA

Kết luận mới nhất của các chuyên gia phân tích đường bay MH370 của Inmarsat cho thấy vị trí cuối cùng của chiếc phi cơ là khu vực hẻo lánh ở phía tây thành phố Perth của Australia. Chiếc máy bay có thể đã hết nhiên liệu khi đang bay trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.

Theo các chuyên gia của Inmarsat, những tín hiệu ping được truyền đi tự động một giờ một lần từ chiếc máy bay, sau khi những phần còn lại của hệ thống liên lạc ngưng hoạt động. Điều này cho thấy rằng sau khi biến mất khỏi đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, MH370 đã tiếp tục bay trong vài giờ nữa.

Trong hoạt động xác định hướng đi của chiếc máy bay mất tích, các chuyên gia của Chi nhánh Điều tra tai nạn Hàng không nước Anh và Inmarsat đã kiểm tra các tín hiệu ping yếu ớt được ghi nhận hàng giờ từ MH370 bằng cách ứng dụng hiệu ứng Doppler.

Doppler là một hiệu ứng vật lý mô tả sự thay đổi tần số của bước sóng có liên quan đến chuyển động tương đối của người hay vật quan sát, mà trong trường hợp này là vệ tinh. Hiệu ứng Doppler có thể giải thích tại sao âm thanh còi báo động của một chiếc xe cảnh sát lại thay đổi khi nó tiến lại gần và sau đó đi vượt qua người quan sát.

Các tín hiệu ping được gửi đi từ trạm quan sát trên mặt đất đến một vệ tinh, sau đó lên máy bay. Chiếc máy bay sau đó sẽ tự động gửi một tín hiệu ping đến vệ tinh và truyền xuống trạm quan sát trên mặt đất. Tuy nhiên, tín hiệu gửi về không có dữ liệu về GPS cũng như thông tin về thời gian và khoảng cách.

Do đó, các chuyên gia vệ tinh của Anh tính toán thời gian để những tín hiệu ping này được gửi trở về. Dựa trên nghiên cứu hiệu ứng Doppler, họ xác định chiếc phi cơ có thể đi theo hành lang bay phía bắc, đi qua khu vực Trung Á hoặc một đường bay hướng xuống phía nam, qua Ấn Độ Dương.

Two-Path1503-840-743-100-8206-7322-1849-
Hai hành lang bay phía bắc (đường màu đỏ phía trên) và phía nam mà MH370 có thể đã bay sau khi biến mất khỏi màn hình radar dân sự. Đồ họa: Malay Mail Online

“Chúng tôi không biết liệu chiếc máy bay có duy trì ở tốc độ không đổi hay không, cũng như các mục tiêu của nó có thay đổi sau đó hay không”, Chris McLaughlin, chuyên gia của Inmarsat, cho hay. Vì vậy, “chúng tôi áp dụng thông tin về tốc độ bay ở chế độ lái tự động và những nghiên cứu khác về nhiên liệu và phạm vi của máy bay để xác định các tín hiệu ping mà chúng tôi có được”.

Sau khi so sánh thông số dữ liệu từ các máy bay khác của Malaysia Airlines và các đường bay tương tự, nhóm chuyên gia nhận thấy rằng máy bay chỉ có thể đi về phía hành lang bay phía nam và cuối cùng hết nhiên liệu khi bay qua Ấn Độ Dương.

Trước khi được công bố chính thức hôm qua, các phát hiện này đã được một công ty vệ tinh khác kiểm tra để đánh giá tính chính xác.

Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dựa trên các kết quả phân tích của Inmarsat, có thể đưa ra kết luận rằng chiếc máy bay Boeing 777 rơi ở phía nam Ấn Độ Dương và không ai sống sót.

Trong quá trình tìm kiếm, các chuyên gia chỉ nhận được các tín hiệu ping yếu ớt từ một vệ tinh qua mỗi giờ. Sự ít ỏi về dữ liệu đồng nghĩa với việc các kỹ thuật phổ biến như phép đạc tam giác sử dụng một số lượng lớn vệ tinh hay Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS, có thể không ứng dụng được trong hoạt động xác định đường bay của phi cơ mất tích.

Chiếc phi cơ Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) chở theo 239 người, mất tích từ hôm 8/3 khi đang trên hành trình bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trước đó, nhiều giả thiết xung quanh sự mất tích bí ấn của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines đã được đưa ra, từ bị khủng bố, không tặc tấn công, phi công tự sát và thậm chí là va chạm với thiên thạch hoặc sao băng.

Vụ việc xảy ra với MH370 có thể trở thành bài học thúc đẩy các hoạt động kiểm tra theo dõi trong quy định hàng không, đặc biệt là những quy định liên quan đến thiết bị liên lạc và khả năng tắt hệ thống transponder của một phi cơ.

Hệ thống ứng dụng hiệu ứng Doppler của Inmarsat đã được sử dụng trong nhiều máy bay ở bắc Đại Tây dương, tuy nhiên nó vẫn chưa được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

Thùy Linh

Leave a Reply