Khác biệt văn hóa Âu – Á trong việc đeo khẩu trang

Ở Đông Á, đeo khẩu trang thường được coi là trách nhiệm chung để giảm lây truyền bệnh và có thể tượng trưng cho sự đoàn kết.

trích dịch bài viết trên South China Morning Post, đề cập đến bất đồng quan điểm về việc đeo khẩu trang của phương Tây và người châu Á trong thời dịch Covid-19.

Việc khẩu trang gần như được bán hết trên toàn thế giới cho thấy mức độ hoảng loạn của người dân trước sự lan rộng của Covid-19. Thế nhưng, việc mọi người quyết định đeo chúng ở nơi công cộng hay không còn phụ thuộc vào yếu tố địa lý.

Ở Đông Á, nơi những ký ức về đại dich SARS bùng phát 17 năm trước vẫn còn mạnh mẽ, việc đeo khẩu trang khi ra ngoài đã trở thành thông lệ. Nhiều người coi đây là trách nhiệm chung trong việc ngăn chặn sự lây truyền virus khi mà hơn 120.000 trường hợp dương tính đã được xác nhận tại hơn 100 quốc gia.

Một số doanh nghiệp bắt đầu yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang khi ra vào cửa hàng. Chính quyền các thành phố lớn ở Trung Quốc – bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải – đã phát lệnh bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Mặt khác, ở nhiều nước châu Âu và Mỹ, khẩu trang bị coi là một cái cớ vô lý để phân biệt chủng tộc và bêu xấu những người gốc Đông Á.

Cụ thể, một sinh viên Trung Quốc từ Đại học Sheffield của Anh đã bị quấy rối vào tháng 1 vừa qua vì đeo khẩu trang. Ở một diễn biến khác, một phụ nữ Trung Quốc đã bị tấn công và bị coi như người nhiễm bệnh ở thành phố New York vào tháng 2 chỉ vì đeo khẩu trang đến những nơi công cộng.

Hiệu quả thực sự của việc đeo khẩu trang
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những người khỏe mạnh thường không cần phải đeo khẩu trang.

Jerome Adams, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ kiêm phát ngôn viên của Chính phủ liên bang về sức khỏe cộng đồng, kêu gọi người Mỹ ngừng mua khẩu trang, vì nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

“Mọi người hãy ngừng mua khẩu trang ngay! Chúng không có tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn virus corona đâu. Nếu như lực lưỡng y tế không có đủ trang thiết bị để làm công việc của họ, điều đó mới thực sự khiến cộng đồng của chúng ta gặp nguy hiểm!”, ông viết trên Twitter.

Các chuyên gia y tế có nhiều quan điểm trái chiều về hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona vì chúng lây truyền qua các giọt bắn từ việc ho hoặc hắt hơi.

Một số người khẳng định việc rửa tay là quan trọng hơn, trong khi những người khác tin rằng khẩu trang có thể giúp ngăn chặn lây truyền từ những người có triệu chứng.

Nhưng nhìn chung, các chuyên gia cùng cho rằng bối cảnh văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc mọi người có sẵn sàng đeo khẩu trang hay không.

Ảnh hưởng của văn hóa đến thói quen đeo khẩu trang
Khẩu trang là phổ biến ở Đông Á, không chỉ đối với sự bùng phát virus mà còn để bảo vệ sức khỏe con người khỏi tình trạng ô nhiễm không khí và thậm chí chống chọi với thời tiết giá lạnh.

Ví dụ như Nhật Bản, đất nước có một lịch sử lâu dài đeo khẩu trang từ thời dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 – 1919. Thói quen đeo khẩu trang đã trở thành hành vi gắn kết xã hội, một biện pháp tự bảo vệ và là trách nhiệm tập thể.

“Tại Nhật Bản, khẩu trang đã trở thành một phương pháp phòng ngừa bệnh cúm rất phổ biến từ những năm 70 – 80. Gần đây, Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm không khí từ Trung Quốc nên mọi người lại càng thường xuyên đeo khẩu trang hơn”, ông Mits Mitsutoshi Horii, giáo sư tại Đại học Shumei, cho biết.

Ông bổ sung: “Người dân Nhật Bản cũng đeo khẩu trang để che các khuyết điểm trên khuôn mặt, giữ ấm trong mùa đông và che giấu vẻ nhút nhát, để cảm thấy an toàn hơn. Nhưng ở phương Tây, vì sự tự tôn mạnh mẽ và niềm tin vào tầm quan trọng của khuôn mặt, mọi người có cái nhìn không tích cực về việc đeo khẩu trang”.

Quan chức ở Hong Kong và Trung Quốc đã bị khiển trách khi dịch Covid-19 bùng phát ở các nước này vì không yêu cầu người dân đeo khẩu trang một cách nghiêm ngặt. Điều này cũng được củng cố từ một số thất bại khi kiểm soát dịch SARS của chính phủ.

Maria Sin Shun-ying từ Đại học Hong Kong đã viết về những tồn tại trong việc đẹo khẩu trang ở các nước phương Tây hồi dịch SARS bùng phát vào năm 2014.

“Những bức ảnh ấn tượng chụp đám đông đeo khẩu trang đi dạo ở các thành phố châu Á như Hong Kong, đã được lan truyền và phổ biến trên toàn cầu. Người đeo khẩu trang luôn luôn bị phân biệt chủng tộc và các phương tiện truyền thông phương Tây gọi đó là ‘một hiện tượng Châu Á’”.

Biến cố và những thay đổi trong quan điểm
Nhưng kể từ dịch SARS, đeo khẩu trang để chống ô nhiễm đã ngày càng phổ biến ở châu Á nhờ các nhà thiết kế thời trang và những người nổi tiếng, bao gồm các thành viên của nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS.

Trong đợt bùng phát Covid-19, các ngôi sao phương Tây như Bella Hadid, Kate Hudson và Gwyneth Paltrow đã đăng ảnh đeo khẩu trang trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nhà thiết kế người Croatia, Zoran Aragovic, đã cho ra mắt bộ sưu tập khẩu trang đặc biệt hồi đầu tháng 3. Ở Philipines, 220 cặp đôi đã đeo khẩu trang và tham gia một đám cưới tập thể ở thành phố Bacolod vào tháng 2.

“Tại Bắc Mỹ, đeo khẩu trang vẫn được xem như thói quen đặc trưng của người châu Á. Nó dần trở thành một biểu tượng kỳ thị, đặc biệt là khi số đông không đeo khẩu trang thường xuyên”, Harris Ali, một nhà xã hội học tại Đại học Canada York, cho biết.

Thời dịch SARS, khẩu trang ở Hong Kong đã trở thành một biểu tượng cho sự đoàn kết chống lại căn bệnh.

Theo ông Ali, trong một nền văn hóa đề cao tính tập thể, việc đeo khẩu trang có ý nghĩa quan trọng hơn so với thế giới phương Tây.

“Những lo ngại về dịch bệnh có thể tạm thời làm giảm thái độ tiêu cực của người phương Tây với khẩu trang nhưng về lâu về dài, rất khó thay đổi định kiến sâu sắc này. Rồi họ sẽ cố tìm kiếm những bằng chứng khoa học để chứng minh cho lập luận tiêu cực về việc đeo khẩu trang”, giáo sư Horii nói.




Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

TPHCM ra mắt dịch vụ xe bus tí hon, có bàn cà phê , tài xế mặc áo bà ba chở du khách ngắm thành phố 2024

18/04/2024

Đến Đồng Nai 4/2024 xem con cá bơi trong hồ nước thấy chủ nhà về đòi vớt lên bàn tay để đựoc đi dạo trong xóm

18/04/2024

Cận cảnh CEO Apple Tim Cook lên chuyên cơ riêng rời Việt Nam, kết thúc 2 ngày 15 & 16/4/2024 ở Hà Nội

16/04/2024

Apple sẽ mở cửa tiệm khổng lồ tại Việt Nam để ra mắt iPhone 16 ?

16/04/2024

Hà Nội 16/4/2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Apple Tim Cook

16/04/2024

Nhiều Youtubers ở Việt Nam khoe được chụp hình với CEO Apple Tim Cook ở Hà Nội 4/16/2024

16/04/2024

Rộ tin đồn bà tỷ phú địa ốc Trương Mỹ Lan giấu gần 7 ngàn tỷ đồng dưới lòng đại dương

16/04/2024

Ông Tim Cook, CEO Apple bất ngờ có mặt tại Việt Nam từ 15-16 tháng 4, 2024

16/04/2024

3 chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nam Hàn liên tiếp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội ngày 12/4/2024

12/04/2024

Anh thợ hồ trẻ tuổi ở VN khoe căn biệt thự do 1 mình tự tay thiết kế & xây xong sau 4 năm cho vợ con

11/04/2024

Gặp người Mẹ ở Cần Thơ 4/2024 từ năm 1983 làm thuê để nuôi 30 ngàn con cò trắng cùng 9 người con

11/04/2024

Leave a Reply