Giàn khoan 981: Trung Quốc tốn tiền, mất uy tín và thất bại trong chia rẽ ASEAN

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò được nửa tháng. Nhưng trang Asia Sentinel đánh giá Trung Quốc thất bại mọi mặt trong hành vi tạo sóng ở biển Đông, qua bài viết “China miscalculates with its drill rig” (Trung Quốc tính sai với giàn khoan của họ).
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”bieu tinh Trung Quốc + Giàn khoan Haiyang Shiyou 981″ resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ] Tài chính thiệt hại nặng

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được Trung Quốc coi là lãnh thổ di động của mình nhưng để vận hành nó thì tốn kém khủng khiếp. Có thể coi giàn khoan này là con quái vật có khả năng ngốn tiền với tốc độ chóng mặt.

Theo Yenling Song, một chuyên gia về khai thác tại Singapore, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tốn khoảng 328.000 USD mỗi ngày để cho giàn khoan đứng trên biển chứ chưa hoạt động gì. Ngoài ra, chi phí để nuôi một đội tàu hùng hậu xung quanh giàn khoan để thực hiện cái gọi là “bảo vệ” cũng rất tốn kém.

Cuối cùng thì giàn khoan cũng sẽ phải rút khỏi khu vực mà nó đang neo đậu, thăm dò bất hợp pháp để trở về mà chẳng thu hoạch được gì. Nói tóm lại, về mặt kinh tế thì việc đưa giàn khoan ra biển Đông của Trung Quốc đã thất bại thảm hại.

Uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng

Trung Quốc biết rằng việc đưa giàn khoan đi thăm dò phi pháp không mang lại lợi ích về kinh tế nhưng tại sao họ vẫn quyết làm? Bắc Kinh nghĩ rằng việc họ đưa giàn khoan ra đó sẽ là hành động để khẳng định cái mà họ gọi là “chủ quyền trên biển”.
Mỹ đã lên án hành vi của Trung Quốc
Nhưng trên thực tế, sau khi Trung Quốc làm vậy thì không quốc gia nào lên tiếng ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông. Cả Mỹ, Nhật và các quốc gia có tiếng nói trong khu vực đều lên án hành vi của Bắc Kinh, thậm chí Mỹ còn dùng từ “khiêu khích”, “ngạo mạn” để mô tả hành vi của Trung Quốc.

Nhân sự vụ này, Philippines, một quốc gia có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, cũng tranh thủ nhắc lại việc muốn đưa các tranh chấp với Bắc Kinh ra tòa án quốc tế. Trung Quốc tiếp tục im lặng không dám theo đuổi biện pháp giải quyết vấn đề thông qua tòa án quốc tế nên càng chứng tỏ họ đuối lý ở biển Đông.

Thất bại trong việc chia rẽ ASEAN

Hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN. Trung Quốc muốn nhân vụ này để chia rẽ khối ASEAN như họ từng làm khá thành công năm 2012. Khi đó, ASEAN đã không thể đưa ra tuyên bố chung về biển Đông trước lời kêu gọi của Philippines (lúc ấy đang tranh chấp bãi Scarborough/Hoàng Nham với Trung Quốc).
ASEAN cảnh giác hơn trước một Trung Quốc hung hăng
Lần này, Trung Quốc hy vọng họ sẽ giật dây được một vài thành viên ASEAN chống lại tuyên bố chung nhưng không ngờ lại thất bại. Trong hội nghị tại Myamar, các nước ASEAN với 10 thành viên đã lần đầu tiên ra được tuyên bố chung về biển Đông.
Nói tóm lại, mọi mục tiêu, mọi lợi ích của Trung Quốc đều bị tổn hại nặng nề trong việc đưa giàn khoan ra vùng biển của Việt Nam. Họ không thu thêm được một đồng nào từ dầu mỏ mà chỉ nhận về sự thù địch của láng giềng và càng làm lợi cho Mỹ trong kế hoạch xoay trục về châu Á, chính sách mà Trung Quốc e ngại nhất từ Mỹ.

Leave a Reply