Giấc mộng Trung Trung Quốc phá nát giấc mơ Châu Phi

Chuyến thăm bốn nước châu Phi đầu tháng 5.2014 của Thủ tướng Trung Quốc (TQ) Lý Khắc Cường không chỉ nhắc lại những lời hứa về hợp tác bình đẳng, cùng có lợi mà lần đầu tiên TQ đã phải nói đến những “đau đớn” trong mối quan hệ này.
Từng là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan… các nước châu Phi hy vọng sự có mặt của TQ sẽ tạo ra cân bằng quyền lực giữa các cường quốc, giúp châu lục này thoát khỏi sự bóc lột tài nguyên, sức lao động.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”CHINA IN africa” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ] Năm 2000, tại hội nghị cấp cao TQ – châu Phi đầu tiên, TQ cam kết miễn giảm 10 tỉ tệ nợ cho các nước nghèo châu Phi. Chỉ sau hơn một thập kỷ, thương mại hai chiều song phương tăng từ 10 tỉ USD năm 2000 lên 200 tỉ USD năm 2013.
Đầu tư của TQ đã rải khắp gần 50 quốc gia châu Phi. Theo UNCTAD, hiện có khoảng 2.500 doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của TQ hoạt động tại châu lục này, tham gia đầu tư vào khoảng 500 dự án hạ tầng, khai mỏ, viễn thông…
Thực dân mới

Tuy thương mại hai chiều tăng nhanh, nhưng thực tế châu Phi nhập siêu quá lớn từ TQ. Các thoả thuận xây dựng cơ sở hạ tầng của TQ tại các nước châu Phi thường ghi rõ là 70% lượng lao động trong các dự án này phải là người TQ.
Trong khi với các dự án “khó và khổ” như khai mỏ, thì chỉ quản lý là người TQ còn công nhân là người địa phương với chế độ làm việc khắc nghiệt tới 14 giờ/ngày, không trang bị an toàn lao động và thường xuyên hành hạ.
Thậm chí suất ăn của họ là suất ăn thừa của quản lý người TQ, như trường hợp công nhân Zimbabwe đã phản ánh về công ty xây dựng Anhui. Sự phẫn nộ của công nhân châu Phi gây ra các cuộc bạo động thường xuyên ở các khu khai mỏ như tại Zambia hay tai nạn lao động ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng.
Do khai thác tài nguyên và xuất thô qua một nước thứ ba để chế biến, vì vậy châu Phi chỉ được tham gia ở phân khúc tạo giá trị thấp nhất và hưởng ít lợi nhuận nhất, không những thế còn phá hoại sinh thái, môi trường… của khu vực.

Trong khi đó, lực lượng lao động của châu Phi – đang tăng nhanh ở độ tuổi lao động và cần việc làm nhất – trên thực tế hoàn toàn thiếu đào tạo, chưa nói đến chuyện thiếu hụt việc làm xảy ra trầm trọng.
Như trường hợp của Ghana khi TQ khai thác nguyên liệu thô, dầu thô… từ quốc gia này và xuất khẩu sang đây các mặt hàng tiêu dùng, may mặc… thì ngành dệt may, da giày… của Ghana đã đứng bên bờ vực phá sản, 25.000 việc làm bị cắt giảm do không thể “đấu” lại hàng giá rẻ TQ tràn ngập thị trường. Theo tổ chức Brenthurst Foundation, một trung tâm nghiên cứu về các vấn đề kinh tế châu Phi, riêng ngành dệt may của châu Phi đã bị mất tới 750.000 việc làm trong thập kỷ qua.
‘Dấu ấn’ của TQ đã tràn ngập châu Phi từ những sản phẩm tiêu dùng nhỏ bé nhất như bông ngoáy tai, tăm xỉa răng tới cây kim, sợi chỉ, radio bán dẫn, đồ bếp, giày dép… đã phản ánh rõ bản chất thực dân mới của TQ đúng kiểu binh pháp Tôn Tử: chiếm được mà không cần đánh!

Những gì TQ đã làm ở châu Phi đã “chướng mắt” tới mức rất nhiều chính phủ mới ở các quốc gia châu Phi đang có khuynh hướng “chống TQ” như ở Malawi, Zambia…

Tại trụ sở của Liên minh châu Phi – nơi TQ đầu tư xây dựng với số tiền lên tới 200 triệu USD – trong chuyến thăm đầu tháng 5.2014, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường gọi sự tăng trưởng trong quan hệ TQ – châu Phi là “xu hướng lịch sử không thể ngăn cản” với cam kết sẽ tăng thương mại hai chiều song phương lên 400 tỉ USD vào năm 2020, và nói rằng:
“Châu Phi phải bắt đầu tự đánh giá và học hỏi từ con đường phát triển của TQ để có thể phát kiến ra những kế hoạch phát triển của riêng nó và tiếp tục những giấc mơ châu Phi”.
Nhưng châu Phi, có lẽ sẽ phải tính toán lại để thực sự có thể theo đuổi giấc mơ của mình.
Điệp Giang – TGTT

Những con số ấn tượng trong quan hệ Trung Quốc – Châu Phi

210 tỉ USD: Giá trị thương mại hai chiều (2013)

2.500: Số lượng công ty TQ hoạt động ở châu Phi (2013)

1 triệu: Số lượng người TQ sinh sống và làm việc tại châu Phi

43,5%: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong thương mại hai chiều (2010)

49: Số quốc gia châu Phi đã ký thoả thuận thương mại hai chiều với TQ

9,33 tỉ USD: Tổng đầu tư trực tiếp của TQ vào châu Phi tính đến hết năm 2009

5.000: Số học bổng Chính phủ TQ tặng sinh viên châu Phi mỗi năm

4.700: Tổng số các mặt hàng TQ miễn thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước kém phát triển nhất của châu Phi (tính đến tháng 7.2010)

500: Số lượng các dự án hạ tầng TQ đã hỗ trợ châu Phi (tính đến cuối năm 2009)

20 tỉ USD: Con số TQ hứa cho vay ưu đãi đối với châu Phi (2013 – 2015)

Nguồn: văn phòng thông tin của Hội đồng Nhà nước TQ và Reuters

Leave a Reply