Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới, Tina Tình bỏ hát để vẽ tranh bảo vệ môi trường,… là tin nóng làng giải trí 5/6.

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới

Trong lần trở về nước kể từ sau đám cưới, Đan Trường khiến nhiều người bất ngờ khi không đeo nhẫn cưới, theo Khampha.

Sáng nay, anh Bo Đan Trường đã có chuyến trở về Việt Nam sau 2 tháng rưỡi nghỉ ngơi và hưởng tuần trăng mật tại Mỹ bên vợ mới cưới. Được biết, lần này anh Bo chỉ về nước một mình vì Thủy Tiên đang khá bận rộn với công việc riêng tại Mỹ.

Xa thần tượng một thời gian dài, thế nên FC anh Bo đã có mặt tại sân bay từ rất sớm dù hơn gần 11h trưa, anh mới hoàn tất thủ tục check in và xuất hiện cổng sân bay quốc tế. Rất nhiều fan đã vây lấy Đan Trường khi nhìn thấy anh, không chỉ tang hoa, nắm tay, xin chữ ký, chụp hình, một vài fan hâm mộ còn nhiệt tình ôm hôn và nựng má thần tượng để bày tỏ tình cảm.

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới
Đan Trường về nước (ảnh: Khampha)

Đáng ngạc nhiên là trong chuyến về nước lần này, nhiều khán giả đã phát hiện Đan Trường không hề đeo nhẫn cưới trên ngón tay áp út của mình. Đây cũng không phải là lần đầu tiên anh Bo “cất nhẫn”, bởi ngay từ khi còn ở Mỹ, nhiều hình ảnh chụp Đan Trường tại các sự kiện, chương trình biểu diễn cùng bạn bè, đồng nghiệp cũng không hề thấy anh đeo nhẫn đính hôn trên tay. Anh cũng chưa một lần lên tiếng, giải thích về lý do “cất nhẫn” sau ngày cưới.

Dù không đeo nhẫn nhưng cũng không đồng nghĩa với việc vợ chồng Đan Trường và Thủy Tiên vừa kết hôn đã có trục trặc. Bởi mới đây, chính Thủy Tiên là người đầu tiên chia sẻ hình ảnh và thông tin Đan Trường thi đậu bằng lái xe, đồng thời chị cũng đã tới tận sân bay tiễn chồng về nước vào tối qua.
Theo một vài nguồn tin cho hay, vào tháng 7 tới, bà xã Đan Trường dự định sẽ về Việt Nam lần đầu tiên sau khi kết hôn và bàn tính đến chuyện tổ chức lễ cưới tại quê nhà.

 

Tina Tình bỏ hát, vẽ tranh để bảo vệ môi trường

Tinna Tình cho biết, cô đang chuẩn bị mở triển lãm tranh với mục đích kêu gọi bảo vệ môi trường. Tạm thời, cô dừng mọi hoạt động nghệ thuật để thực hiện dự định này.

Giải thích về lý do vì sao lại quyết định vẽ tranh, Tinna Tình cho biết vì cái gì cô cũng đã làm rồi. “Ngày xưa tôi đi hát là vì niềm đam mê. Làm ca sĩ xong, tự dưng tôi có nhu cầu viết ra những suy nghĩ của mình, nên từ đó viết nhạc rock. Sau một thời gian, tôi lại có cảm xúc khác nên viết nhạc trữ tình, rồi viết sang nhạc dance. Tôi cũng đã viết hai kịch bản phim điện ảnh, nhưng giờ chưa thể tiết lộ bất cứ điều gì về dự án này. Ngoài ra tôi còn viết sách và bây giờ sẽ vẽ tranh. Thật ra tôi đã từng học vẽ một năm khi còn ở bên Tiệp Khắc”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Cụ thể, Tinna Tình nói về động lực quan trọng nhất thôi thúc cô phải vẽ những bức tranh về động vật và môi trường là bởi: “Chuyện là thế này, trước khi vẽ những bức tranh về động vật này, tôi đã từng chứng kiến những hình ảnh người ta đi mổ bụng, lột da những con vọc, chú khỉ trên facebook. Tôi thật sự đau lòng và thấy tội nghiệp cho những loại động vật quý hiếm này.

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới
Tina Tình vẽ tranh

Chúng gần như đã bị tiệc chủng, nhưng con người vẫn muốn đối xử tồi tệ. Từ đó tôi mới su nghĩ rằng, tại sao mình không làm gì đó để cất tiếng nói để bảo vệ chúng. Biết rằng với mỗi cá nhân mình thôi thì sẽ không được hiệu quả như mong muốn, nhưng với quy mô rộng sau này thì biết đâu đây sẽ là phong trào.

 

Ngoài ra còn trường hợp nữa là khi đi trên đường, tôi thấy các xe Bus tại TP.HCM thường xuyên thải ra khói đen thui và rất độc. Với những người chỉ đi xe hơi thì chắc chắn họ sẽ không quan tâm chuyện này. Riêng tôi, có một hôm đi xe hơi, tôi thấy những người chạy xe máy phía sau xe Bus phải đón nhận những luồng khói đen rất nguy hiểm. Thế là hôm sau tôi cũng tự chạy xe mấy y chang họ để thử cảm giác hít khói đã đời.

Ở nước ngoài không có cảnh này, nhưng ở Việt Nam thì người dân chịu bao thứ bệnh ung thư. Từ đó tôi mới nghĩ ra ý tưởng sẽ vẽ tranh bảo vệ môi trường và động vật quý hiếm”.

Tinna Tình cho biết, từ khi vẽ tranh, tâm hồn của cô rất hồn nhiên, vui tươi và nhí nhảnh trở lại. Cuộc sống của cô bỗng dưng tươi đẹp hẳn ra và con tim của cô hoàn toàn vui trở lại. Với cô giờ này, tình yêu dành cho động vật và thiên nhiên là quan trọng nhất, còn tình yêu đôi lứa cô quyết để sang một bên.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Xin đừng sửa lời Quốc ca

Trước luồng tin gây xôn xao dư luận về đề xuất của một đại biểu Quốc hội sửa lời Quốc ca , nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ ý kiến không đồng tình, theo Vietnamnet.

Với đề xuất của đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội về việc nên nghiên cứu sửa nội dung lời Quốc ca, cụ thể là sửa đoạn “đường vinh quang xây xác quân thù” bằng nội dung khác, nhạc sĩ Phó Đức Phương nói đó là điều không cần thiết. Ông tha thiết: “Đừng sửa lời Quốc ca”!

“Trên thế giới có nhiều nước Quốc ca có từ vài trăm năm nhưng vẫn không thay đổi. Bởi vì Quốc ca gắn với sự khai sinh ra thể chế đó, nhà nước đó vì vậy không phải đến một lúc nào đó lại bảo thay đổi để phù hợp với hiện tại. “Quốc ca” của nhạc sĩ Văn Cao đã đi vào tâm khảm của người dân Việt Nam, đi cùng lịch sử nên hãy để nguyên như vậy” – nhạc sĩ Phó Đức Phương nhấn mạnh.

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới
Nhạc sĩ Phó Đức Phương (ảnh: VNN)

Tác giả của ca khúc “Hồ trên núi” khẳng định chức năng của bài Quốc cakhông phải là việc phản ánh những gì thuộc về ngày hôm nay mà là biểu tượng của lịch sử. Ngoài ra, ông cũng dẫn chứng nếu có quyết định thay đổi thì cũng vô cùng phức tạp.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương nói: “Ở Việt Nam đã dính tới chuyện sửa đổi như thế này là không hề đơn giản. Ngày xưa đã một cuộc thi viết quốc ca mới lúc đó tôi ở Cục Nghệ thuật biểu diễn nằm trong ban chấm. Phải nói rằng chúng tôi khổ ải vì những bài quốc ca gửi đến. Mọi người không thể tưởng tượng nổi nó nhốn nháo phức tạp như thế nào”.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương nói ông làm về bản quyền tác giả nên thấy việc sửa bài hát không thể tùy tiện mà phải xin phép quyền chủ sở hữu tác giả bởi họ mới là đối tượng có quyền giữ nguyên vẹn tác phẩm của mình. Theo ông Phương, nếu Nhà nước đồng thuận việc sửa lời thì phải có động tác trao đổi với chủ sở hữu.
Trường hợp nhạc sĩ Văn Cao đã qua đời thì phải làm việc với vợ của ông hoặc các con của ông. Nếu vợ nhạc sĩ Văn Cao hoặc người thân bảo không biết, không thích đổi lời trong bài hát của chồng (bố) mình thì e rằng lúc này sẽ nảy sinh những khó khăn khác.

Trước những lo ngại của nhạc sĩ Phó Đức Phương, luật sư Phạm Thanh Thủy của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bày tỏ rằng nếu áp dụng theo điều 7 khoản 3 của luật Sở hữu trí tuệ thì nhà nước vẫn có thể sửa lời ca khúc Quốc ca nếu thấy cần thiết.

Bà Thanh Thủy trích dẫn điều 7 khoản 3: “Trong những trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng an ninh hay những lợi ích khác của nhà nước của xã hội thì nhà nước có thể cấm hoặc hạn chế quyền độc quyền của tác giả”.

Nhạc sĩ Ngọc Đại không có tiền nộp phạt

 

Ngọc Đại đang ở nhờ nhà một người bạn chiến đấu trước kia của ông trên đường Tô Ngọc Vân (Hà Nội) ven Hồ Tây, ông bảo: “Gia đình bạn thấy hoàn cảnh của tôi thì bảo về đây ở, đóng góp thì tùy tâm”, theo Dân Việt.

Trải qua vài ba đời vợ nhưng giờ ông sống một mình trong gầm căn nhà sàn của gia đình người bạn, giữa ngổn ngang trống, đàn, một chiếc phản gỗ lúc nào cũng buông sẵn màn, bộ tràng kỷ, dăm ba chiếc quạt cây để xua đi cái oi bức của mùa hè.

Đan Trường về nước không đeo nhẫn cưới
Nhạc sĩ Ngọc Đại (ảnh: Danviet)

Khá bình tĩnh khi nói về quyết định xử phạt của Thanh tra Sở VHTTDL Hà Nội với con số lên tới 30 triệu đồng, nhạc sĩ cho biết: “Tôi chỉ thừa nhận hành vi của mình là đã tự ý in và phổ biến CD Thằng Mõ 1, còn họ kết luận thế nào là quyền của họ, tôi không tranh cãi. Nhưng tôi lấy đâu ra tiền mà nộp phạt, 30 triệu hay 100 triệu thì cũng thế thôi, trong túi tôi lúc nào cũng chỉ có vài trăm ngàn, khi nhiều nhất là vài triệu đồng.

 

Đến cái xe máy đang đi cũng là đi mượn. Hai cây đàn này thì một cây là của cô Lê Cát Trọng Lý mang đến cho dùng vì thấy tôi làm nhạc nhưng không có cây piano mà sáng tác, một cây là của người bạn, nghe xong CD Thằng Mõ 1 thì đem đến đây, bảo tôi, ông thích làm gì thì làm với nó, kể cả phá nó đi tôi cũng chả quan tâm. Ấy là cái tình của họ, tôi rất trân trọng”.

Ngọc Đại giờ đang chung sống với căn bệnh tiền đình và thoái hóa đốt sống cổ, ông bảo có lẽ đó là di chứng của những năm tháng làm lính vận tải trong chiến tranh, huyết áp thiếu ổn định, nên giờ sức khỏe ông không được tốt.

Ngoài những lúc đắm chìm với âm nhạc, ông rất thích có bạn bè đến chơi để trò chuyện, thấy có nhóm bạn quen đi qua, ông nói với qua cửa sổ: “Này, vào đây chơi đi, thế đã nghe nhạc của bác chưa đấy?”, rồi chả cần nghe câu trả lời, ông sung sướng cười tươi và hồn nhiên như một đứa trẻ.

Ngọc Đại đọc cho tôi nghe một tờ giấy, ông bảo vừa nhận được nó lúc đi ăn sáng về, trong đó ghi lại nội dung cuộc trò chuyện của nữ ca sĩ Thu Phương với một người em của cô (tôi đoán ai đó in nó từ trên mạng rồi đưa cho ông- PV), về âm nhạc của Ngọc Đại.

Trang giấy có đoạn viết: “Ngày 30.9.1986, năm đó tôi (tức là ca sĩ Thu Phương- PV) gần 14 tuổi, khi đó tôi bắt đầu đặt chân đến Hà Nội bắt đầu cuộc sống của một đứa bé nhà quê ra tỉnh, choáng ngợp bởi tất cả mọi thứ nhưng bài hát đầu tiên được nghe cho đến bây giờ, đối với tôi sau 27 năm vẫn còn phải ngẫm nghĩ. Dòng nhạc ấy, người nhạc sĩ ấy vẫn luôn làm tôi ám ảnh, nhạc sĩ Ngọc Đại.

Ngọc Đại đã và đang nói những suy nghĩ của đời sống thực tại… Ngọc Đại chính là nhà khí tượng thủy văn của xã hội này đây. Ngọc Đại có khi còn không nhớ hết những bài hát của ông bằng chị đâu, 30 năm về trước, nhạc Ngọc Đại là tri kỷ của chị. Chắc bây giờ đang nghĩ đến chuyện làm album Ngọc Đại…

Tháng 8 này chị về Hà Nội chắc chắn sẽ nói chuyện với Ngọc Đại và làm album với ông, cho người ta biết Ngọc Đại của 30 năm về trước đã tuyệt vời như thế nào. 30 năm trước, tư tưởng và âm nhạc của Ngọc Đại đã tự do, ông đã làm dự án “Thả diều vào trời xanh” với bao nhiêu ca khúc hay tuyệt vời”.

Đọc cho tôi nghe xong, Ngọc Đại tỏ ra khá xúc động, ông bảo: “Việc gì cũng có nhiều góc nhìn, anh đứng ở góc nào thì chỉ nhìn được góc ấy thôi, thế nên họ muốn kết luận thế nào về nhạc của tôi thì tùy, tôi không tranh luận. Nhưng cũng có nhiều người hiểu được âm nhạc của tôi và đứng về phía tôi, điều đó làm tôi thấy ấm lòng. Ai cũng có quyền được bày tỏ thái độ của mình chứ”.

Chia tay tôi, ông tận tình tiễn ra cửa, bảo: “Lúc nào lại đến nói chuyện cho vui nhé, phỏng vấn phỏng veo cái quái gì. Chả có chuyện gì đáng nói cả. Cái tối hậu là đời sống này muôn màu, rồi nó sẽ đi đến đâu, không phải ai cũng biết được điều đó. Tôi làm âm nhạc với mong muốn thức tỉnh người ta, hướng đến những điều tử tế”.

Leave a Reply