Cuộc sống của 23 cô dâu Việt ở thị trấn Trung Quốc

Chỉ trong 6 năm qua, 23 cô dâu Việt đã lấy chồng ở thị trấn Lâm Kỳ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam.

Trang tin 163 cho hay, do chi phí tìm vợ và cưới xin tại Trung Quốc ngày càng tốn kém, nhiều người đàn ông ở đây quyết định sang Việt Nam tìm vợ.
Mặc dù đã thích nghi với văn hóa và phong tục địa phương, nhưng các cô dâu Việt nói rằng họ vẫn cảm thấy khó khăn trong cuộc sống. Trong số họ, chưa ai được cấp quốc tịch Trung Quốc hay đăng ký thường trú.
Một quan chức của cơ quan xuất nhập cảnh thành phố Lâm Châu đang tìm hiểu tình hình tại nhà của một cô dâu Việt.
Cô dâu Lương Thị Thùy đang giúp việc tại cửa hàng trà của chị chồng. Thùy cho hay, ấn tượng của cô khi làm dâu nước bạn là ngôn ngữ và phong tục gần gũi, do vậy cuộc sống cũng diễn ra suôn sẻ.
Theo 163, với những cuộc hôn nhân đa quốc, ngôn ngữ thường là rào cản chính khiến các cô dâu gặp khó khăn trong việc hòa nhập cuộc sống tại quê chồng.
Thùy nói rằng, nhiều tổ chức đào tạo kỹ năng sống và ngôn ngữ ở Việt Nam có thể giúp các cô dâu Việt trao đổi với người Trung Quốc sau một tháng.
Gia đình của Anh Lưu Vệ Hoa và vợ Hà Thị Hoan. Lưu là người đầu tiên ở làng Vi Giản, thị trấn Lâm Kỳ, lấy vợ Việt. Năm 2010, Lưu làm việc ở tỉnh Ninh Bình và quen một đồng nghiệp nữ là em của chị Hoan. Sau khi được mai mối, Lưu và Hoan gặp và yêu nhau. Không lâu sau đó, cặp đôi quyết định đi đến hôn nhân.
Các cặp chồng Trung, vợ Việt ở thị trấn Lâm Kỳ.

 

Bình An

Đàn ông Trung Quốc thấy may mắn khi lấy vợ Việt

Nhiều ông chồng tại làng cô dâu Việt ở Trung Quốc nhận thấy phụ nữ Việt Nam đa số yêu chồng, thương con và không thực dụng.

Phụ nữ Việt được đánh giá cao

Thị trấn Lâm Kỳ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đón 23 cô dâu Việt kể từ năm 2008. Đàn ông ở Lâm Kỳ thường theo công trình tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, khi việc đồng áng ít. Các cô dâu đa số gặp chồng tại Việt Nam, sau đó theo chồng sang Trung Quốc.

Ảnh minh họa.

Liu Weihua, 35 tuổi, kết hôn với chị Ho Thi Huan năm ngoái. Liu cho hay, hầu hết đàn ông ở Lâm Kỳ đến Việt Nam để làm việc, không đến để tìm vợ. Anh Liu chia sẻ: “Chúng tôi đến đó làm việc, tuy nhiên, tình cảm đến một cách tự nhiên”.

Liu từng ly hôn trước khi đến Việt Nam. Anh chưa sẵn sàng cho tình yêu mới. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi anh gặp người phụ nữ ưng ý tại Việt Nam. Theo anh, phụ nữ Việt Nam thường yêu chồng, thương con. Những đức tính này rất lý tưởng với đàn ông Trung Quốc.

Có người cho rằng, con gái Việt lấy chồng Trung Quốc vì tiền. Người khác nghĩ, các cô gái Việt bị bán sang Trung Quốc. Thực tế cuộc hôn nhân của Liu hoàn toàn khác với 2 giả thiết trên. Anh không phải trả bất kỳ khoản tiền nào ngoài 4.800 USD cho đám cưới. Anh Liu kể: “Gia đình nhà gái không đòi hỏi bất kỳ khoản tiền nào trong lễ cưới. Gia đình vợ ở Việt Nam khá giả. Công việc của vợ tôi tại Việt Nam cũng ổn định”.

Một chàng rể Việt Nam khác tại Lâm Kỳ, anh Liu Jianhua, cũng đánh giá rất cao phụ nữ Việt ở chỗ, hầu hết chị em người Việt đều không thực dụng. Liu kể: “Tôi nói thật với vợ khi chúng tôi chuẩn bị trở về Trung Quốc rằng tôi chỉ có một căn nhà cũ và có em trai. Cô ấy nói chỉ cần tôi đối tốt với cô ấy là ổn”.

Người dân địa phương nhận định, các cô dâu Việt ở Lâm Kỳ sống hài hòa với làng xóm. Chị em người Việt lịch sự, chăm chỉ và trung thực.

Hài lòng với cuộc sống hiện tại

Chị Tuan Thi Hong Thai trông không khác gì phụ nữ nông thôn Trung Quốc. Người phụ nữ Việt 26 tuổi này theo chồng về thị trấn Lâm Kỳ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) từ tháng 11/2011.

Sống ở quê chồng gần 2 năm, chị Thai hiện có thể nói tiếng địa phương trôi chảy. Gặp làng xóm, chị chào mọi người bằng nụ cười tươi rói.

Chị Thai chia sẻ với Tân Hoa Xã, chị gặp chồng, anh Zhang Weijiang, năm 2010 tại thành phố Ninh Bình, nơi anh Zhang làm công nhân xây dựng. Chị Thai và anh Zhang quen nhau qua một người bạn chung. Theo chị Thai, Zhang có nhiều đức tính tốt và luôn quan tâm đến chị.

Sau một thời gian hẹn hò, chị Thai giới thiệu anh Zhang với gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ chị Thai phản đối kịch liệt. Họ không muốn con gái lấy chồng xa. Hơn thế, ông bà lo ngại, rào cản ngôn ngữ và văn hóa sẽ khiến con gái họ vất vả. Tuy nhiên, chị Thai nhất quyết đòi lấy anh Zhang và cuối cùng, gia đình chị cũng đồng ý.

Sau lễ cưới đơn giản ở Việt Nam, cặp đôi về thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Không lâu sau đó, con trai kháu khỉnh của vợ chồng chị Thai chào đời.

Tháng 5, chồng chị theo dự án xây dựng ở Indonesia. Chị Thai chia sẻ, chị rất nhớ chồng và không ân hận vì lấy anh.

Đỗ Quyên

 

Leave a Reply