Chọn điện thoại thông minh Smartphone chụp ảnh cực xinh

Smartphone trang bị camera 16MP có thể chụp được những bức ảnh cực kỳ sắc nét nhưng camera 8 “chấm” có khi còn chụp được ảnh đẹp hơn. Vì sao lại ngược đời như vậy?
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Smartphone ” resultsPerPage=”10″ orderBy=”relevance” ]

Hiện nay hầu hết các smartphone như iPhone 5, Galaxy S3, HTC Droid DNA, BlackBerry Z10… đều trang bị camera chuẩn 8MP. Nhiều người nghĩ rằng, “số chấm” càng tăng lên chụp ảnh càng nét và các nhà sản xuất đua nhau tăng “chấm” cho camera điện thoại. Chẳng hạn như Pantech Discover ra mắt hồi tháng trước có camera 12,6MP, LG Optimus G bán ra tháng 10 năm ngoái có camera 13MP và thậm chí camera của HTC Titan II năm ngoái còn lên tới 16MP, đặc biệt hồi đầu năm ngoái Nokia 808 PureView còn khoa trương camera lên tới 41MP.

Tuy nhiên, “số chấm” không hoàn toàn đảm bảo chất lượng chụp ảnh sắc nét. Vì để cho ra những bức ảnh đẹp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ camera, vật liệu của ống kính, bộ cảm biến ánh sáng, phần cứng xử lý hình ảnh và phần mềm.

Yếu tố quan trọng số một: Bộ cảm biến hình ảnh

Ảnh minh họa

Samsung Galaxy S3 chụp những bức ảnh màu sắc bằng camera 8MP.

Hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người mới tập tọe chụp ảnh sẽ nói rằng, yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quang là bộ cảm biến vì đây là bộ phận hấp thu ánh sáng. Về cơ bản, bộ cảm biến làm từ vật liệu “film” của máy ảnh số. Không ánh sáng, không có hình ảnh.

Về nguyên lý, ánh sáng đi vào ống kính camera, sau đó đi qua bộ cảm biến camera – nhận thông tin và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử. Từ đó, bộ xử lý hình ảnh tạo dựng hình ảnh và tinh chỉnh giảm nhiễu, sắc nét.

Mặt khác, kích cỡ bộ cảm biến hình ảnh cực kỳ quan trọng. Nhìn chung, bộ cảm biến càng lớn, số điểm ảnh càng nhiều. Điểm ảnh càng nhiều, ánh sáng mà bạn tập hợp được càng nhiều. Ánh sáng càng nhiều, bạn có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn.

Điều đó giải thích tại sao camera 8MP của các máy ảnh SLR lại chụp ảnh tốt hơn camera 8MP của smartphone.

Ảnh minh họa

Ảnh chụp từ điện thoại Nokia 808 PureView.

Đừng ảo tưởng vào “số chấm”

Việc nhồi nhét ngày càng nhiều điểm ảnh vào bộ cảm biến không thể là cách tốt nhất để tăng độ phân giải hình ảnh. Do đó, nếu kích cỡ nhỏ, ảnh sáng khó khăn đi vào bộ cảm biến ánh sáng, nên càng tăng độ phân giải thì càng vô ích vì nhiều sẽ càng tăng.

Mối quan hệ giữa số điểm ảnh và kích cỡ vật lý của bộ cảm biến là lý do tại sao camera 8MP có thể cho chất lượng ảnh chụp tốt hơn camera 12MP, 13MP hay thậm chí 16MP của smartphone.

Một smartphone mảnh mai sẽ hạn chế về kích cỡ của bộ cảm biến hình ảnh và việc tăng “số chấm” lên cao hơn mà không tăng kích cỡ bộ cảm biến có thể làm giảm chất lượng ảnh chụp vì chúng sẽ hấp thu được ít ánh sáng hơn.

Tuy nhiên, thật không may là hầu hết các nhà sản xuất smartphone không chia sẻ chi tiết về thành phần camera và kích cỡ cảm biến. Do đó, chỉ có thể so sánh bằng thực tế chụp ảnh.
Juha Alakarhu là trưởng bộ phận công nghệ máy ảnh trực thuộc nhóm Smart Devices tại Nokia. Theo giải thích Alakarhu, mặc dù 808 được trang bị khả năng chụp ảnh tới 41 MP nhưng chế độ chụp mặc định của máy chỉ ở mức 5MP.

Thông thường khi bạn sử dụng zoom số trên điện thoại, bạn phóng to và thu nhỏ một hình ảnh để nhìn thấy rõ hơn mỗi điểm ảnh. Chúng có thể trông giống như hạt, khối ô vuông và không phải luôn luôn sắc nét hoặc có mầu sắc như bạn thích.

Trong điện thoại 808 PureView, Nokia sử dụng công nghệ “xếp chồng” – đối với độ phân giải mặc định 5MP của 808 PureView- ngưng tụ thông tin thu thập 7 điểm ảnh vào trong một (gọi là superpixel). Nokia mất 5 năm để phát triển công nghệ này cho 808 PureView. Ngoài ra công ty còn sử dụng thuật toán nhằm giảm nhiễu cho thiết bị. Với 808 PureView, chất lượng ảnh chụp không đơn thuần là kích cỡ bộ cảm biến.

Ảnh minh họa

iPhone 5 có vài chức năng nhưng xử lý ảnh tuyệt vời.

Yếu tố quan trọng thứ hai: Xử lý hình ảnh

Ngoài kích cỡ và chất lượng ống kính và bộ cảm biến, chất lượng ảnh chụp còn phụ thuộc vào bộ xử lý hình ảnh. Hầu hết các CPU của smartphone cao cấp hiện nay đều có các bộ xử lý đồ họa riêng trong cùng một con chip nhằm tăng tốc độ chụp ảnh, quay video, chơi game mà không làm ảnh hưởng tới bộ xử lý chính của máy.

Tại MWC năm ngoái, HTC đã giới thiệu bộ xử lý hình ảnh riêng biệt đối với dòng điện thoại HTC one có tên gọi là HTC ImageChip, có khả năng chụp ảnh liên tiếp với tốc độ 0,7 giây/một lần chụp.

Ngoài ra, phần mềm cũng khá quan trọng khi chúng là cầu nối phần cứng và chất lượng ảnh chụp cuối cùng. Bộ xử lý hình ảnh càng nhanh thì độ trễ càng thấp, tức là camera thực hiện chụp ảnh ngay khi bạn ấn nút chụp.

Ngoài ra còn có công nghệ cạnh tranh trong các bộ cảm biến như các bộ cảm biến BSI, bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều trong smartphone. Loại cảm biến này thường có độ nhạy sáng tốt và rất hữu dụng khi chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng phức tạp. Cảm biến này cho màu sắc trên ảnh chân thực hơn. Còn khi chụp ảnh vào đêm, cảm biến này cũng giúp ISO thấp cũng được khử nhiễu tốt hơn.

Kích cỡ bộ cảm biến camera và bộ xử lý hình ảnh có thế là những yêu tốt quan trọng nhất tạo nên chất lượng bức ảnh chụp từ smartphone, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác quyết định nên điều này.

Ảnh minh họa

Blackberry Z10, Samsung Galaxy S3, và iPhone 5 đều sử dụng camera 8MP.

Tiện lợi là vua

Mặc dù các nhà sản xuất tập trung cải tiến các thành phần vật lý của camera nhưng điều quan trọng là sự thuận tiện và trải nghiệm tổng thế của khách hàng. Làm thế nào để dễ dàng mở ứng dụng camera từ màn hình khóa, làm thế nào để chụp ảnh nhanh và các hiệu ứng đặc biệt…

Đối với nhiều người dùng, việc nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ ảnh cho bạn bè và người thân trên mạng xã hội cũng khá quan trọng. Do đó, việc tìm kiếm một camera điện thoại tốt sẽ bao hàm nhiều yếu tố kể trên mà người dùng nên biết khi lựa chọn.

 

 

Tuệ Minh – (Theo Cnet)

Leave a Reply