Bác sĩ Tường: ‘Vứt xác chị Huyền vì ở đây đông quá’

Khi chủ tọa phiên tòa xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường hỏi mục đích đưa xác chị Huyền đến Bệnh viện Bưu Điện không đưa vào mà lại mang đi vứt xác? Tường thản nhiên trả lời: “Vì ở đây đông quá!”.[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”tham my Cát Tường” resultsPerPage=”5″ ]

Sáng nay, ngày 4.12.2014, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở lại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường. Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường có vẻ hốc hác hơn so với phiên tòa lần trước.
11 giờ 20 tòa nghỉ. 13 giờ 30 tiếp tục xét xử.
10 giờ 45: Sau khi thẩm vấn các y tá của Cát Tường xong, Chủ tọa Lê Thị Hợp yêu cầu bị cáo Khánh. Bị cáo Khánh nói khi chị Huyền đến thì chị Huyền mặc mặc quần màu đen, áo trắng có họa tiết.
Chủ tọa hỏi: Ngày 19.10 có ai nhờ đi tới bệnh viện Bưu điện? – “Anh Tường nói em có đưa khách hàng đi cấp cứu với anh không? Bị cáo đồng ý”, Khánh khai.

Khi chủ tọa hỏi: Bị cáo có biết nạn nhân đã chết sao vẫn tham gia đưa đi cấp cứu?– Bị cáo nói chỉ là người làm công, bác sĩ Tường nói sao thì bị cáo nghe theo vậy. Khi tới bệnh viện thì bị cáo bảo nạn nhân đã chết sẽ không đưa vào cấp cứu được. Anh Tường là người nói: “Hay đem đi vứt” thì Khánh đồng ý.
Khánh cũng khai rằng mình bị điều tra viên dọa nạt khi lấy lời khai sau khi tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung. Khi bị cáo khai anh Tường là người đưa ra ý kiến thì bị điều tra viên dọa nạt. Chủ tọa nói sẽ xem xét việc này.
Khánh cũng khẳng định rằng khi vứt xác thì bị cáo Khánh khẳng định thi thể chị Huyền không buộc bất cứ gì, không có tài sản kèm theo. Bị cáo Khánh và bị cáo Tường cùng khiêng xác và ném xuống sông.
Sau khi vứt xác đi thì Tường nói sẽ tăng lương cho Khánh còn vợ Tường nói việc này chỉ có 3 người biết thôi không được cho ai biết.
Thảm mỹ viẹn Cát Tuòng
Bị cáo Khánh trả lời chủ tọa.
10 giờ 20: Chủ tọa hỏi: Ai là người nghĩ ra việc vứt xác? Tường nói: “Khánh là người nêu ra việc vứt xác phi tang”.
Chủ tọa hỏi tiếp: Ai là người vứt xác chị Huyền? – Tường khẳng định: Khánh ạ! Và sở dĩ Tường bảo Khánh vứt xác mà không bảo vợ làm việc này là vì “vợ bị cáo sợ, ngồi dúm dó, không đi lại được”.
10 giờ 15: Chủ tọa hỏi bị cáo Tường: Tại sao không đưa chị Huyền vào Bệnh viện Bạch Mai, lại đưa vào Bệnh viện Bưu Điện?
Bị cáo Tường trả lời rằng định đưa vào Bệnh viện Bạch Mai nhưng đến đấy thấy đông quá nên đưa đến Bệnh viện Bưu Điện.
Chủ tọa hỏi tiếp: Mục đích đưa xác chị Huyền đến Bệnh viện Bưu Điện không đưa vào mà lại mang đi vứt xác? – Tường thản nhiên trả lời – “Vì ở đây đông quá”.
9 giờ 52: Đại diện Viện Kiểm sát kết thúc phần công bố cáo trạng. Chủ tọa Lê Thị Hợp bắt đầu thẩm vấn bị cáo Nguyễn Mạnh Tường.
Trước khi trả lời, bị cáo Tường nói lời xin lỗi gia đình chị Huyền nhưng chủ tọa cắt ngang, yêu cầu trả lời tòa trước, lời xin lỗi gia đình nạn nhân để sau.
Bị cáo Tường thừa nhận Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa có giấy phép hoạt động và thừa nhận như vậy là không được phép tiến hành các hoạt động. Tường khai cho cơ sở hoạt động từ cuối tháng 6.2013 với các công việc chính là chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Cụ thể là làm mỹ, nâng mũi và có làm phẫu thuật nâng ngực, bơm hút mỡ…
HĐXX hỏi về những bước làm phẫu thuật thẩm mỹ, Tường khai có biết quy trình và một trong những tiêu chí quan trọng nhất là xem bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe không. Các bệnh nhân đều cần làm những xét nghiệm nhỏ, việc này do các y tá thực hiện.
Nhưng Tường nói các thủ thuật nhỏ thì không phải làm xét nghiệm mà chỉ khám và hỏi tiền sử bệnh. Mà việc hút mỡ nâng ngực là thủ thuật nhỏ không phải phẫu thuật lớn nên với ca của chị Huyền, bị cáo không làm xét nghiệm.
Về thuốc chuẩn bị cho ca phẫu thuật của chị Huyền, bị cáo Tường khai mình không trực tiếp pha mà khi đến đã thấy có sẵn, không biết y tá nào làm theo quy trình, công thức tại Cát Tường được hướng dẫn từ trước, các y tá mua ở các hiệu thuốc.
“Đây là công thức chuẩn của các giáo sư Hàn Quốc, mới vào Việt Nam song chưa được phổ biến”, Tường khai.
Tường khai điều kiện mở thẩm mỹ viện phải gồm nhiều thủ tục như giấy phép hành nghề, phòng ốc, giấy phép hoạt động của Sở Y tế. Trong 3 vấn đề này, bị cáo chưa có giấy chứng nhận, đang chờ xin. “Về chuyên môn bị cáo có bằng thạc sĩ y khoa, bằng sau đại học thẩm mỹ, chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình…”, bị cáo nói.
Thảm mỹ viẹn Cát Tuòng
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (áo xanh logo trắng) trước khi trả lời thẩm vấn.
9 giờ 12: Chủ tọa Lê Thị Hợp kết thúc phần thu tục, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đọc bản cáo trạng
9 giờ: HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Lê Thị Hợp công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử và làm thủ tục kiểm tra căn cước…
Chồng nạn nhân Huyền là anh Nguyễn Hữu Huy tới dự phiên tòa cùng hai con và gia đình.
Thảm mỹ viẹn Cát Tuòng
Đến phiên toà xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, hai con trai chị Huyền mang theo di ảnh của mẹ.
8h45. Hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh được đưa vào phòng xử án.
8h. Các phóng viên, người liên quan được cho vào phòng xử án.
Khoảng 7h30, người thân nạn nhân Nguyễn Thị Huyền đã có mặt tại cổng trụ sở tòa án đợi vào phòng xét xử với di ảnh của chị Huyền trên tay.
Từ sáng sớm, hàng chục phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí đã có mặt tại cổng trụ sở TAND TP. Hà Nội để tác nghiệp, đưa tin về phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường số 45 đường Giải Phóng (Hà Nội).
Công tác an ninh được thắt chặt với hàng chục chiến sỹ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự.
Thảm mỹ viẹn Cát Tuòng
Công tác an ninh được thắt chặt.
Theo lịch làm việc, Chủ tọa trong phiên tòa là thẩm phán Lê Thị Hợp. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố trước Tòa là kiểm sát viên Đỗ Minh Tuấn. Ngoài ra còn có 5 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại và hai bị cáo.
Hai bị cáo trong phiên tòa này gồm: Nguyễn Mạnh Tường (41 tuổi, ngụ tại phường Cổ Nhuế, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường và Đào Quang Khánh (18 tuổi, ngụ tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) là nhân viên bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường.
Thảm mỹ viẹn Cát Tuòng
Hàng chục phóng viên các báo, đài tới trụ sở tòa từ rất sớm để tác nghiệp. Các PV, nhà báo được vào dự tòa trực tiếp tại phòng xử án.
Trước đó, ngày 14.4, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh. Tuy nhiên do có một số vấn đề phát sinh về chuyên môn mà Hội đồng xét xử không thể giải quyết được tại phiên tòa, nên đã quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Ngày 30.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội hoàn tất quá trình điều tra bổ sung và chuyển đề nghị truy tố sang phía Viện Kiểm sát cùng cấp.
Đáng chú ý, trong phiên tòa xét xử lần này, bị cáo Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị truy tố ở khung hình phạt cao hơn so với bản cáo trạng lần 1.
Theo cáo trạng mới thì bị cáo Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về tội: “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, theo Khoản 3 Điều 242 BLHS và tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt”, theo Khoản 2 Điều 246 BLHS có khung hình phạt tù từ 7-15 năm và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo quy định tại khoản 2, Điều 246 của Bộ Luật hình sự với khung hình phạt từ 1-5 năm tù.
Bị cáo Đào Quang Khánh bị đề nghị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo Khoản 2 Điều 246 BLHS và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 BLHS.
Đáng chú ý là cho tới thời điểm hiện tại, bản kết luận điều tra bổ sung vẫn không có cơ sở để xác định nguyên nhân chết của chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân vụ án Cát Tường.
* Tiếp tục cập nhật
Nam Phong

Leave a Reply